L biến thiên L gần giá trị nào nhất sau đây?

BoythichFAP

Member
Bài toán
Đoạn mạch AB gồm AM mắc nối tiếp MB. Đoạn AM gồm $R_{1}=200\Omega $ mắc nối tiếp với tụ C, MB gồm $R_{2}=150\Omega $ mắc nối tiếp L thuần cảm, biết L thay đổi. Đặt vào 2 đầu AB 1 điện áp $u=U_{0}\cos \left(100\pi t\right)V$, khi $L=\dfrac{1,88}{\pi } \left(H\right)$ thì góc lệch pha giữa $U_{MB}$ với $U_{AB}$ đạt giá trị lớn nhất. Để $U_{MB}$ max thì $L$ gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 2,1(H)
B. 1,98(H)
C. 2,4(H)
D. 1,86 (H)
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Không hiểu đề bài luôn cứ kéo dài $U_{MB}$ đến giá trị mạch thì đến tận gần vô cùng à hay cái $\varphi_{max}$ để cho nó chạy trong 1 khoảng nào đó, mà cái $\varphi_{max}$ thì làm như thế nào nhỉ dị thế chắc lại chế rồi hay là điều chỉnh $\omega $ để $U_{L_{max}}$. Bài khó thế. :( :(
 
Last edited:
Bài toán
Đoạn mạch AB gồm AM mắc nối tiếp MB. Đoạn AM gồm $R_{1}=200\Omega $ mắc nối tiếp với tụ C, MB gồm $R_{2}=150\Omega $ mắc nối tiếp L thuần cảm, biết L thay đổi. Đặt vào 2 đầu AB 1 điện áp $u=U_{0}\cos \left(100\pi t\right)V$, khi $L=\dfrac{1,88}{\pi } \left(H\right)$ thì góc lệch pha giữa $U_{MB}$ với $U_{AB}$ đạt giá trị lớn nhất. Để $U_{MB}$ max thì $L$ gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 2,1(H)
B. 1,98(H)
C. 2,4(H)
D. 1,86 (H)
Ta có thể dự đoán điểm rơi bài toán là $MB=AB$. Từ đó có đáp án A.
 
$\begin{cases} \tan \left(\varphi _{AB}-\varphi _{i}\right)=\dfrac{Z_L-Z_C}{R_1+R_2} \\ \tan \left(\varphi _{MB}-\varphi _{i}\right)=\dfrac{Z_L}{R_2} \end{cases}$
$\tan \left(\varphi _{MB}-\varphi _{AB}\right)=\tan \left(\left(\varphi _{MB}-\varphi _{i}\right)-\left(\varphi _{AB}-\varphi _{i}\right)\right)$
$=\dfrac{\tan \left(\varphi _{MB}-\varphi _{i}\right)-\tan \left(\varphi _{AB}-\varphi _{i}\right)}{1+\tan \left(\varphi _{MB}-\varphi _{i}\right).\tan \left(\varphi _{AB}-\varphi _{i}\right)}$
$=\dfrac{\dfrac{Z_L}{R_2}-\dfrac{Z_L-Z_C}{R_1+R_2}}{1+\dfrac{Z_L}{R_2}.\dfrac{Z_L-Z_C}{R_1+R_2}}$
Coi $Z_C$ là ẩn. Tìm $Z_C$ để biểu thức trên đạt max rồi thay lại tìm $Z_L$ khi $U_{MBmax}$ ra $L\approx 2,26H$
 
Last edited:
Lời giải

$\tan \left(\varphi_{MB}-\varphi_{AB}\right)=\dfrac{\tan \varphi_{MB}-\tan \varphi_{AB}}{1+\tan \varphi_{MB}.\tan \varphi_{AB}}=\dfrac{\dfrac{Z_L}{R_2}-\dfrac{Z_L-Z_C}{R_1+R_2}}{1+\dfrac{Z_L}{R_2}.\dfrac{Z_L-Z_C}{R_1+R_2}}$
thay số ta được hàm $f\left(Z_C\right)=\dfrac{37600+150Z_C}{87844-188Z_C}$
giá trị lớn nhất của $f\left(Z_C\right)$ khi $Z_C=0$
Khi ở trường hợp 2 ta được.
$Z_L=\dfrac{Z_C+\sqrt{4R^2+Z_C^2}}{2}$
 
Lời giải

$\tan \left(\varphi_{MB}-\varphi_{AB}\right)=\dfrac{\tan \varphi_{MB}-\tan \varphi_{AB}}{1+\tan \varphi_{MB}.\tan \varphi_{AB}}=\dfrac{\dfrac{Z_L}{R_2}-\dfrac{Z_L-Z_C}{R_1+R_2}}{1+\dfrac{Z_L}{R_2}.\dfrac{Z_L-Z_C}{R_1+R_2}}$
thay số ta được hàm $f\left(Z_C\right)=\dfrac{37600+150Z_C}{87844-188Z_C}$
giá trị lớn nhất của $f\left(Z_C\right)$ khi $Z_C=0$
Khi ở trường hợp 2 ta được.
$Z_L=\dfrac{Z_C+\sqrt{4R^2+Z_C^2}}{2}$
Không đúng rồi anh. Thấy: $f\left(1\right)>f\left(0\right)$
 
$\begin{cases} \tan \left(\varphi _{AB}-\varphi _{i}\right)=\dfrac{Z_L-Z_C}{R_1+R_2} \\ \tan \left(\varphi _{MB}-\varphi _{i}\right)=\dfrac{Z_L}{R_2} \end{cases}$
$\tan \left(\varphi _{MB}-\varphi _{AB}\right)=\tan \left(\left(\varphi _{MB}-\varphi _{i}\right)-\left(\varphi _{AB}-\varphi _{i}\right)\right)$
$=\dfrac{\tan \left(\varphi _{MB}-\varphi _{i}\right)-\tan \left(\varphi _{AB}-\varphi _{i}\right)}{1+\tan \left(\varphi _{MB}-\varphi _{i}\right).\tan \left(\varphi _{AB}-\varphi _{i}\right)}$
$=\dfrac{\dfrac{Z_L}{R_2}-\dfrac{Z_L-Z_C}{R_1+R_2}}{1+\dfrac{Z_L}{R_2}.\dfrac{Z_L-Z_C}{R_1+R_2}}$
Coi $Z_C$ là ẩn. Tìm $Z_C$ để biểu thức trên đạt max rồi thay lại tìm $Z_L$ khi $U_{MBmax}$ ra $L\approx 2,26H$
Bạn có thể nói rõ cái chỗ đánh giá được không?? Tìm Zc như nào thế??
 

Quảng cáo

Back
Top