Độ cao cột thủy ngân đi vào ống

lilac

Member
Bài toán
Một ống thủy tinh một đầu kín dài 57 cm chứa không khí có áp suất bằng áp suất không khí (76cmHg). Ấn ống vào 1 chậu thủy ngân theo phương thẳng đứng miệng ống ở dưới. Tìm độ cao cột thủy ngân đi vào ống khi đáy ống ngang mặt thủy ngân.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Chuyên mục

Một ống thủy tinh một đầu kín dài 57 cm chứa không khí có áp suất bằng áp suất không khí (76cmHg). Ấn ống vào 1 chậu thủy ngân theo phương thẳng đứng miệng ống ở dưới. Tìm độ cao cột thủy ngân đi vào ống khi đáy ống ngang mặt thủy ngân.
Lời giải
Gọi áp suất ban đầu là $p_{1}$, áp suất lúc sau là $p_{2}$ và chiều dài cột không khí lúc sau là $x$
Ta có: $p_{1}. l=p_{2}. x\Leftrightarrow p_{2}=\dfrac{p_{1}. l}{x}$
Lại có: $p_{2}$ bằng áp suất của không khí + áp suất của thủy ngân
$\Rightarrow p_{2}=p_{1}+x \Rightarrow \dfrac{p_{1}. l}{x} =p_{1} + x$.
Thay $p_{1} = 76 cmhg, l = 57 cm \Rightarrow x =38 cm$.
Độ cao cột thủy ngân đi vào ống là: $57- 38 = 19$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Tại sao chiều cao cột không khí lại bằng áp suất thủy ngân, tưởng độ cao cột thủy ngân mới bằng áp suất thủy ngân chứ?
 
Tại sao chiều cao cột không khí lại bằng áp suất thủy ngân, tưởng độ cao cột thủy ngân mới bằng áp suất thủy ngân chứ?
Đúng là áp suất thủy ngân bằng độ cao cột thủy ngân... ở đây áp suất cột khí trong ống chính là bằng áp suất ở độ sâu x so với mặt thoáng của chậu thủy ngân (vẽ hình ra em sẽ thấy)! Gọi áp suất trên mặt thoáng là $p_1 \Rightarrow p_2=p_1+x$
 
Làm hộ em bài này nhưng thay Hg bàng nước với ạ
Lời giải
Gọi áp suất ban đầu là $p_{1}$, áp suất lúc sau là $p_{2}$ và chiều dài cột không khí lúc sau là $x$
Ta có: $p_{1}. l=p_{2}. x\Leftrightarrow p_{2}=\dfrac{p_{1}. l}{x}$
Lại có: $p_{2}$ bằng áp suất của không khí + áp suất của nước
$\Rightarrow p_{2}=p_{1}+\dfrac{x}{13,6}\Rightarrow \dfrac{p_{1}. l}{x} =p_{1} + \dfrac{x}{13,6}$.
Thay $p_{1} = 76cmHg, l = 57 cm \Rightarrow x =$.
Độ cao cột nước đi vào ống là: $57- x=...$
Bạn thay số báo kết quả giùm nha... mình còn mải chơi game!
 
Last edited:
Đúng là áp suất thủy ngân bằng độ cao cột thủy ngân... ở đây áp suất cột khí trong ống chính là bằng áp suất ở độ sâu x so với mặt thoáng của chậu thủy ngân (vẽ hình ra em sẽ thấy)! Gọi áp suất trên mặt thoáng là $p_1 \Rightarrow p_2=p_1+x$
 
Tại sao chiều cao cột không khí lại bằng áp suất thủy ngân, tưởng độ cao cột thủy ngân mới bằng áp suất thủy ngân chứ?
Độ cao và chiều cao thì khác nhau thế nào hả bạn(cho mình hỏi ngố tí:D:D:D:D:D:D)?????
 

Quảng cáo

Back
Top