Vận tốc trước khi va chạm của vật nhỏ m là?

Nguyễn Minh Hiền

Active Member
Bài toán
Cho con lắc đơn gồm 1 vật nhỏ có khối lượng $M=200 \ \text{g}$ treo trên 1 sợi dây mảnh không dãn, độ dài 50cm. Cho g=9,81 m/$s^{2}$. Khi hệ đang đứng cân bằng thì có 1 vật nhỏ khối lượng $m=100 \ \text{g}$ chuyển động theo phương ngang tới va chạm với M. Sau va chạm 2 vật dính vào nhau. Độ lệch lớn nhất của dây treo khỏi phương thẳng đứng sau đó là $9^{0}$. Vân tốc trước khi va chạm của vật nhỏ m là?
A. 143 m/s
B. 10,43 cm/s
C. 104,3 cm/s
D. 10,43 m/s
 

Chuyên mục

Bài toán
Cho con lắc đơn gồm 1 vật nhỏ có khối lượng $M=200 \ \text{g}$ treo trên 1 sợi dây mảnh không dãn, độ dài 50cm. Cho g=9,81 m/$s^{2}$. Khi hệ đang đứng cân bằng thì có 1 vật nhỏ khối lượng $m=100 \ \text{g}$ chuyển động theo phương ngang tới va chạm với M. Sau va chạm 2 vật dính vào nhau. Độ lệch lớn nhất của dây treo khỏi phương thẳng đứng sau đó là $9^{0}$. Vân tốc trước khi va chạm của vật nhỏ m là?
A. 143 m/s
B. 10,43 cm/s
C. 104,3 cm/s
D. 10,43 m/s

Sau va chạm vận tốc cực đại hệ là $v_{max}=\alpha \sqrt{gl}=0,345 \ \left(\text{m}/\text{s}\right)$
Áp dụng định luật Bảo toàn động lượng
$mv_o=\left(M+m\right)V_{max}$ (vì con lắc đứng yên nên $v_{con lắc}=0$)
vận tốc trước khi va chạm của vật nhỏ là $v_o=\dfrac{\left(M+m\right).v_{max}}{m}$
$\Rightarrow v_o=1,035 \ \left(\text{m}/\text{s}\right)$
Đáp án là C.
 
Last edited:
$v_{max}$ có ra thế đâu nhỉ??? Bạn thay số lại giùm mình xem. Đáp án B cũng có phải như bạn ra đâu nhỉ???
Đáp án là C. T đánh lộn hết cả lên rồi. Câu bấm lại máy tình nhé, t cũng thấy nó ra có 1.04 thôi à
 
Bài toán
Cho con lắc đơn gồm 1 vật nhỏ có khối lượng $M=200 \ \text{g}$ treo trên 1 sợi dây mảnh không dãn, độ dài 50cm. Cho g=9,81 m/$s^{2}$. Khi hệ đang đứng cân bằng thì có 1 vật nhỏ khối lượng $m=100 \ \text{g}$ chuyển động theo phương ngang tới va chạm với M. Sau va chạm 2 vật dính vào nhau. Độ lệch lớn nhất của dây treo khỏi phương thẳng đứng sau đó là $9^{0}$. Vân tốc trước khi va chạm của vật nhỏ m là?
A. 143 m/s
B. 10,43 cm/s
C. 104,3 cm/s
D. 10,43 m/s
Lời giải

Trước tiên theo định luật bảo toàn động lượng thì:
\[m\overrightarrow v = \left({m + M} \right)\overrightarrow V \implies mv = \left({m + M} \right)V~~\left(1\right)\]
Sau va chạm, hệ hai vật có giá trị vận tốc cực đại, và khi lên đến vị trí cao nhất thì dừng lại. Theo định luật bảo toàn cơ năng thì:
\[\dfrac{1}{2}\left({m + M} \right){V^2} = \left(m+M\right)gl\left({1 - \cos 9^\circ } \right) \implies V = 0,347530...{\rm{ \ \left(\text{m}/\text{s}\right)}}\]
Lắp lại vào $\left(1\right)$ rút ra $v \approx 104,3~ \text{cm}/\text{s}$. Chọn C.
 
Last edited:
Lời giải

Trước tiên theo định luật bảo toàn động lượng thì:
\[m\overrightarrow v = \left({m + M} \right)\overrightarrow V \implies mv = \left({m + M} \right)V~~\left(1\right)\]
Sau va chạm, hệ hai vật có giá trị vận tốc cực đại, và khi lên đến vị trí cao nhất thì dừng lại. Theo định luật bảo toàn cơ năng thì:
\[\dfrac{1}{2}\left({m + M} \right){V^2} = mgl\left({1 - \cos 9^\circ } \right) \implies V = 0,347530...{\rm{ \ \left(\text{m}/\text{s}\right)}}\]
Lắp lại vào $\left(1\right)$ rút ra $v \approx 104,3~ \text{cm}/\text{s}$. Chọn C.
Thế năng của con lắc lúc sau phải có khối lượng là m+M chứ
 
Lời giải

Trước tiên theo định luật bảo toàn động lượng thì:
\[m\overrightarrow v = \left({m + M} \right)\overrightarrow V \implies mv = \left({m + M} \right)V~~\left(1\right)\]
Sau va chạm, hệ hai vật có giá trị vận tốc cực đại, và khi lên đến vị trí cao nhất thì dừng lại. Theo định luật bảo toàn cơ năng thì:
\[\dfrac{1}{2}\left({m + M} \right){V^2} = \left(m+M\right)gl\left({1 - \cos 9^\circ } \right) \implies V = 0,347530...{\rm{ \ \left(\text{m}/\text{s}\right)}}\]
Lắp lại vào $\left(1\right)$ rút ra $v \approx 104,3~ \text{cm}/\text{s}$. Chọn C.
Em cảm ơn ạ.
 

Quảng cáo

Back
Top