Giá trị nhỏ nhất của Δt để biên độ dao động của vật 2 so với vật 1 đạt giá trị cực đại là?

khanh0934924499

New Member
Bài toán
Hai con lắc lò xo hoàn toàn giống nhau gồm vật nhỏ $m=400 g$ và lò xo nhẹ có độ cứng $k=40 \ \text{N}/\text{m}$. Đặt hai con lắc này sát nhau sao cho trục của chúng song song với nhau và có thể coi như trùng nhau (CLLX dao động thẳng đứng). Từ vị trí cân bằng kéo 2 vật dọc theo trục lò xo cùng chiều một đoạn a sao cho khi thả nhẹ thì các vật dao động điều hòa. Sau khi thả vật 1 khoảng thời gian $\Delta t$ thì thả vật 2. Giá trị nhỏ nhất của $\Delta t$ để biên độ dao động của vật 2 so với vật 1 đạt giá trị cực đại là?
ĐS: $0,1\pi \left(s\right)$
 
Bài toán
Hai con lắc lò xo hoàn toàn giống nhau gồm vật nhỏ $m=400 g$ và lò xo nhẹ có độ cứng $k=40 \ \text{N}/\text{m}$. Đặt hai con lắc này sát nhau sao cho trục của chúng song song với nhau và có thể coi như trùng nhau (CLLX dao động thẳng đứng). Từ vị trí cân bằng kéo 2 vật dọc theo trục lò xo cùng chiều một đoạn a sao cho khi thả nhẹ thì các vật dao động điều hòa. Sau khi thả vật 1 khoảng thời gian $\Delta t$ thì thả vật 2. Giá trị nhỏ nhất của $\Delta t$ để biên độ dao động của vật 2 so với vật 1 đạt giá trị cực đại là?
ĐS: $0,1\pi \left(s\right)$
Lời giải
Bài này đơn giản quá mà!
$T=2\pi \sqrt{\dfrac{m}{k}}=0,2\pi $(s)
Để biên độ vật 2 so với vật 1 cực đại thì lúc thả vật 2, vật 1 đã lên vị trí biên trên. Vậy $t=\dfrac{T}{2}=0,1\pi $(s)
 
Lời giải
Bài này đơn giản quá mà!
$T=2\pi \sqrt{\dfrac{m}{k}}=0,2\pi $(s)
Để biên độ vật 2 so với vật 1 cực đại thì lúc thả vật 2, vật 1 đã lên vị trí biên trên. Vậy $t=\dfrac{T}{2}=0,1\pi $(s)
Thật tuyệt vời. Em hiểu rồi. Bài này đơn giản là tìm khoảng cách max giữa 2 vật phải không thầy?
 

Quảng cáo

Back
Top