Thời gian lò xo nén trong một chu kì?

Học Lý

New Member
Bài toán:
1 con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ VTCB kéo vật xuống dưới theo trục lò xo dãn 7 cm rồi thả nhẹ cho nó dao động điều hòa, sau khoảng thời gian $\dfrac{\pi }{60}s$ thì gia tốc của vật bằng 0,5 vận tốc ban đầu. Lấy $g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$. Thời gian mà lò xo nén trong một chu kì là?
A. $ \dfrac{\pi }{20}s$
B. $\dfrac{\pi }{60}s$
C. $\dfrac{\pi }{15}s$
D. $\dfrac{\pi }{30}s$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán:
1 con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ VTCB kéo vật xuống dưới theo trục lò xo dãn 7 cm rồi thả nhẹ cho nó dao động điều hòa, sau khoảng thời gian $\dfrac{\pi }{60}s$ thì gia tốc của vật bằng 0,5 vận tốc ban đầu. Lấy $g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$. Thời gian mà lò xo nén trong một chu kì là?
A. $ \dfrac{\pi }{20}s$
B. $\dfrac{\pi }{60}s$
C. $\dfrac{\pi }{15}s$
D. $\dfrac{\pi }{30}s$
Vô lý! Hai đại lượng thứ nguyên khác nhau sao tỉ lệ với nhau được!
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Không thể có phép so sánh "Một ký lô gam bằng nữa mét" được. Sách nào vậy em?

Đọc sách tham khảo bây giờ người ta xuất bản vội vàng có những lỗi chế bản đáng buồn lắm.
 
Vô lý! Hai đại lượng thứ nguyên khác nhau sao tỉ lệ với nhau được!
Không thể có phép so sánh "Một ký lô gam bằng nữa mét" được. Sách nào vậy em?

Đọc sách tham khảo bây giờ người ta xuất bản vội vàng có những lỗi chế bản đáng buồn lắm.
Khii không đề cập đến đơn vị, mình nghĩ có thể hiểu đây chỉ là độ lớn đơn thuần
 
Sự hiểu biết càng nhiều lại càng ít! Xin các thầy giáo khác cho lời nhận xét thêm xem phép so sánh

Là hợp lý hay không?

Ps: Đây không phải là cãi nhau mà là tranh luận!
Khi không đề cập đến đơn vị + chỉ xét biểu thức đại số đơn thuần thì chấp nhận được
Nhưng khi giải biểu thức mà dùng các định luật, các đẳng thức chứa đựng đơn vị thì nó sẽ sai
 
Xét tại một thời điểm nhất định thì gia tốc và vận tốc là các số đại số đơn thuần có thể thay đổi được. LƯU Ý LÀ XÉT TẠI MỘT THỜI ĐIỂM CỤ THỂ
Tôi không biết bạn hãy còn là học sinh, là sinh viên hay đã là một giáo viên nhưng mà tất cả chúng ta ở đây đều đã học qua chương trình toán ở tiểu học. Trong sách giáo khoa lớp 4 cải cách bây giờ thì người ta có dạy về so sánh hai số.

Người ta làm thế này để dạy trẻ con nè! Bên phải người ta vẽ hình 5 cây bút chì, bên trái người ta vẽ hình 5 cây bút chì và ở giữa là một ô trống để các em nó điền vào dấu "<", ">" hay "=". Tương tự thì bên phải người ta để hình 5 con gà thì bên trái cũng là 5 con gà, bên phải 3 con lợn thì bên trái cũng là 3 con lợn, v.v... không so sánh những đối tượng không có cùng bản chất.

Số 5 đương nhiên bằng số 5 trong toán học. Nhưng trong toán học, người ta nghiên cứu cái chung nên xem mọi đối tượng trên đời đều bình đẳng với nhau, 5 thì bằng 5 thôi chứ không chú ý đến 5 con gà có bằng 5 con lợn hay không.

Trong vật lý học thì không như vậy, đối tượng nghiên cứu là cụ thể và khi đó 5 con gà không còn bằng 5 con lợn nữa. Bởi gà và lơn mang trong mình những bản chất khác nhau. Gà đi bằng hai chân, lợn thì đi bằng 4 chân; gà có lông vũ, lợn thì lông mao; gà gáy ò ó o thì lợn kêu ủn ỉn...

Khi nói chiếc xe kia chạy nhanh chậm như thế nào người ta nói với nhau rằng xe này chạy 50 km/h xe kia chạy chậm hơn chỉ có 40 km/h thôi. Người bình dân học vụ nhất cũng không nói xe này chạy 50, xe kia chạy 40.

Một đại lượng vật lý luôn mang trong mình cái cái bản chất vật lý của nó, bản chất đó thể hiện ra, người ta nhận biết được qua đơn vị tính.

Tóm lại, vận tốc và gia tốc là hai đại lượng khác bản chất thì không đem so sánh với nhau được. Trong toán thì $5=5$ nhưng trong vật lý thì $5\dfrac{km}{h} =5\dfrac{km}{h}$, $5\dfrac{km}{h}=5000\dfrac{m}{h}$ nhưng $5\dfrac{m}{s}\neq 5\dfrac{m}{s^2}$.

Một sai lầm trong nhận thức đối với học sinh có thể sửa được nhưng nếu là thầy giáo là một tội lỗi vì nó làm hại bao nhiêu lứa học trò!
 
Tôi không biết bạn hãy còn là học sinh, là sinh viên hay đã là một giáo viên nhưng mà tất cả chúng ta ở đây đều đã học qua chương trình toán ở tiểu học. Trong sách giáo khoa lớp 4 cải cách bây giờ thì người ta có dạy về so sánh hai số.

Người ta làm thế này để dạy trẻ con nè! Bên phải người ta vẽ hình 5 cây bút chì, bên trái người ta vẽ hình 5 cây bút chì và ở giữa là một ô trống để các em nó điền vào dấu "<", ">" hay "=". Tương tự thì bên phải người ta để hình 5 con gà thì bên trái cũng là 5 con gà, bên phải 3 con lợn thì bên trái cũng là 3 con lợn, v.v... không so sánh những đối tượng không có cùng bản chất.

Số 5 đương nhiên bằng số 5 trong toán học. Nhưng trong toán học, người ta nghiên cứu cái chung nên xem mọi đối tượng trên đời đều bình đẳng với nhau, 5 thì bằng 5 thôi chứ không chú ý đến 5 con gà có bằng 5 con lợn hay không.

Trong vật lý học thì không như vậy, đối tượng nghiên cứu là cụ thể và khi đó 5 con gà không còn bằng 5 con lợn nữa. Bởi gà và lơn mang trong mình những bản chất khác nhau. Gà đi bằng hai chân, lợn thì đi bằng 4 chân; gà có lông vũ, lợn thì lông mao; gà gáy ò ó o thì lợn kêu ủn ỉn...

Khi nói chiếc xe kia chạy nhanh chậm như thế nào người ta nói với nhau rằng xe này chạy 50 km/h xe kia chạy chậm hơn chỉ có 40 km/h thôi. Người bình dân học vụ nhất cũng không nói xe này chạy 50, xe kia chạy 40.

Một đại lượng vật lý luôn mang trong mình cái cái bản chất vật lý của nó, bản chất đó thể hiện ra, người ta nhận biết được qua đơn vị tính.

Tóm lại, vận tốc và gia tốc là hai đại lượng khác bản chất thì không đem so sánh với nhau được. Trong toán thì $5=5$ nhưng trong vật lý thì $5\dfrac{km}{h} =5\dfrac{km}{h}$, $5\dfrac{km}{h}=5000\dfrac{m}{h}$ nhưng $5\dfrac{m}{s}\neq 5\dfrac{m}{s^2}$.

Một sai lầm trong nhận thức đối với học sinh có thể sửa được nhưng nếu là thầy giáo là một tội lỗi vì nó làm hại bao nhiêu lứa học trò!
Bạn dấn dắt vấn đề đi hơi xa rồi đấy, kéo lên trên xem mình đã nói gì, KHI KHÔNG ĐỀ CẬP ĐẾN ĐƠN VỊ mà.
P/S: Mình không phải là thầy giáo, không phải là học sinh. Bạn dùng tự tội lỗi nghe ghê quá, bản thân vấn đề được hiểu theo đa chiều.
Mình hiểu rõ cái vấn đề bạn đề cập vì mình cũng từng cãi nhau về phương pháp tự chọn đơn vị(Cái pp mà hay quen gọi là tự chọn lượng chất) nhưng mình nghĩ không nên ép buộc, có người có thể coi đó là hai số và so sánh đơn thuần, còn xét về bản chất thì mình không nói vì mình không có chuyên môn trong vấn đề này.
 
Mất đơn vị thì một đại lượng vật lý mất đi bản chất vật lý của nó, nó là nó hay không phải là nó là một điều không xác định.

Bạn thấy đấy!

Một hằng số vật lý cũng có đơn vị đi kèm. Không ai dám viết rằng "Hằng số Plăng là $h=6,25.10^{-43}$ mà phải viết $h=6,25.10^{-34}J.s$.

Trong bộ sách Cơ sở vật lý của tác giả David Halliday hay bất kỳ bộ sách vật lý có uy tín nào thì chương đầu tiên vẫn là hệ thống đơn vị. Chúng ta tiếp xúc với vật lý ở cấp hai thì bài toán đầu tiên vẫn là đổi đơn vị.

Vì vậy, tôi mới nói rằng tác giả nào đã viết rằng
gia tốc của vật bằng 0,5 vận tốc ban đầu
Thì đừng xuất bản cuốn sách ấy!

Ps: Tôi có vẻ gay gắt với chuyện này hơi quá! Nhưng là người yêu thích vật lý thì không chấp nhận chuyện như vậy! Một cuốn sách là mang tri thức đến với mọi người. Người hiểu thì xem đó là lỗi, người chưa hiểu thì xem đó là chân lý. Vì vậy mà tôi có phần gay gắt với việc làm sách thôi!
 
Last edited:
Mình không nói bạn sai hay gay gắt gì cả, so sánh các đại lượng cùng đơn vị là điều hiển nhiên. Nhưng mình vẫn giữ nguyên chính kiến, nếu không để cập đến đơn vị thì vẫn có thể chấp nhận được. Không đánh giá sai đúng ở đây hay bản chất gì hết vì mình không có chuyên môn. Hiện tại mình đang là sinh viên không liên quan gì đến vật lý cũng như sư phạm nên ý kiến của mình sẽ không ảnh hưởng mấy đến thế hệ học sinh, bản thân mình cũng chưa đi gia sư.....
 

Quảng cáo

Back
Top