Tính từ lúc t=0, thời điểm mà hai dây treo song song với nhau lần thứ 3 xấp xỉ là

CrapWolf

New Member
Bài toán
Hai con lắc đơn có chiều dài dây treo lần lượt là 60cm và 70cm được treo ở một căn phòng. Kéo hai vật nhỏ của con lắc tới vị trí góc lệch so với phương thẳng đứng bằng 5 độ. Lúc này hai dây treo song song với nhau. Lúc t=0 đồng thời buông nhẹ để hai con lắc dao động điều hòa với cùng biên độ góc, trong 2 mặt phẳng song song với nhau. Cho g = 10 m/ $s^2$ . Tính từ lúc t=0, thời điểm mà hai dây treo song song với nhau lần thứ 3 xấp xỉ là
A. 0,9 s
B. 1,4 s
C. 1,6 s
D. 1,2 s
P/s giải chi tiết giúp mình nhé
 
Lời giải

Phương trình là
$x_1=A.\cos \left(\dfrac{5\sqrt{6}}{3}t+\dfrac{\pi }{2}\right),x_2=A.\cos \left(\dfrac{10\sqrt{7}}{7}t+\dfrac{\pi }{2}\right)$
$\left(\omega =\sqrt{\dfrac{g}{l}}\right)$
Hai dây song song khi $x_1=x_2$
$\Rightarrow A.\cos \left(\dfrac{5\sqrt{6}}{3}t+\dfrac{\pi }{2}\right)=A.\cos \left(\dfrac{10\sqrt{7}}{7}t+\dfrac{\pi }{2}\right)$
giải phương trình lượng giác chạy k như mà bài này sao $\omega _1,\omega _2$ lẻ thế chịu thôi đẹp còn làm được $2\pi ,4\pi $. :( :(
 
Last edited:
Chỉ có biên độ góc bằng nhau thôi.${\alpha_0}_1={\alpha_0}_2$
$A_1=l_1\alpha_1,A_2=l_2\alpha_2$
$ \Rightarrow A_1$ khác $A_2$ nhé!
Khi chúng trùng nhau thì $\alpha_1=\alpha_2$
 
Em nghĩ nếu $A_1$ khác $A_2$ thì giải phương trình lượng giác này lăng nhâng nếu mà không đặt (...)=t mà không biết đổi theo cái (...) thì giải phương trình lượng giác này sẽ rất khó,$A_1$,$A_2$ còn chưa tìm được.
 
Bài toán
Hai con lắc đơn có chiều dài dây treo lần lượt là 60cm và 70cm được treo ở một căn phòng. Kéo hai vật nhỏ của con lắc tới vị trí góc lệch so với phương thẳng đứng bằng 5 độ. Lúc này hai dây treo song song với nhau. Lúc t=0 đồng thời buông nhẹ để hai con lắc dao động điều hòa với cùng biên độ góc, trong 2 mặt phẳng song song với nhau. Cho g = 10 m/ $s^2$ . Tính từ lúc t=0, thời điểm mà hai dây treo song song với nhau lần thứ 3 xấp xỉ là
A. 0,9 s
B. 1,4 s
C. 1,6 s
D. 1,2 s
P/s giải chi tiết giúp mình nhé
Đây là bài toán con lắc trùng phùng. Em có thể tham khảo theo video sau:
 
Thầy ơi, em nghĩ bài này không thuộc dạng trùng phùng, vì trùng phùng không những cùng li độ mà còn trùng chiều của vận tốc nữa. Không biết thế đúng hay sai
 
Nói như bạn Crapwolf chuẩn hơn đấy chỉ sửa bổ sung chỗ li độ thành li độ góc là chuẩn mem
Thầy tính xem có ra C không ạ
<:-P
 

Quảng cáo

Back
Top