Xác định số điểm dao động với biên độ A khác biên độ cực đại

Trần Văn Tình

New Member
1/ Số điểm có biên độ A trên đường nối hai nguồn ${{\bf{S}}_{\bf{1}}}{{\bf{S}}_{\bf{2}}}$

* Hai nguồn S1 và S2 dao động cùng biên độ a, với ${S_1}{S_2} = {\rm{ }}L$ phân dưới dạng $L = k\dfrac{\lambda }{2} + 2x$

* TRƯỜNG HỢP: $0 \le x \le \dfrac{\lambda }{4}$
- Khi $0 < x < \dfrac{\lambda }{4}$ thì
+) Trên ${S_1}{S_2}$ có (2k + 2) điểm dao động với biên độ A thỏa mãn $0 < A \le a$

+) Trên ${S_1}{S_2}$ có 2k điểm dao động với biên độ A thỏa mãn $a < A < 2a$

- Khi $x{\rm{ }} = {\rm{ }}0$ thì trên ${S_1}{S_2}$ có 2k điểm dao động với biên độ A thỏa mãn $0 < A < 2a$

- Khi $x = \dfrac{\lambda }{4}$ thì trên ${S_1}{S_2}$ có (2k + 2) điểm dao động với biên độ A thỏa mãn $0 < A < 2a$
* TRƯỜNG HỢP: $\dfrac{\lambda }{4} \le x < \dfrac{\lambda }{2}$
- Khi $\dfrac{\lambda }{4} < x < \dfrac{\lambda }{2}$ thì
+ Trên ${S_1}{S_2}$ có (2k + 2) điểm dao động với biên độ A thỏa mãn $0 < A < a$

+ Trên ${S_1}{S_2}$có (2k + 4) điểm dao động với biên độ A thỏa mãn $a \le A < 2a$

- Khi $x = \dfrac{\lambda }{4}$ thì trên S1S2 có (2k + 2) điểm dao động với biên độ A thỏa mãn $0{\rm{ }} < {\rm{ }}A{\rm{ }} < {\rm{ }}2a$

2. Số điểm có biên độ A trên đoạn MN bất kì (${\bf{MN}} \ne {{\bf{S}}_{\bf{1}}}{{\bf{S}}_{\bf{2}}}$).

Cho hai điểm M, N cách hai nguồn ${S_1},{\rm{ }}{S_2}$ lần lượt là ${d_{1M}},{\rm{ }}{d_{2M}},{\rm{ }}{d_{1N}},{\rm{ }}{d_{2N}}$:

Xét điểm P bất kì trên đoạn MN cách hai nguồn lần lượt các khoảng ${d_1}$ và ${d_2}$

$\Rightarrow$ Biên độ dao động của điểm P là: ${A_P} = 2a\left| {\cos \left( {\pi \dfrac{{{d_1} - {d_2}}}{\lambda } + \dfrac{{\Delta \varphi }}{2}} \right)} \right|$

$\Delta \varphi = {\varphi _2}--{\rm{ }}{\varphi _1}$ là độ lệch pha của hai nguồn.

* Biết biên độ ${{\bf{A}}_{\bf{P}}} = > {\rm{ }}\left({{d_1}--{\rm{ }}{d_2}} \right)$ theo một số nguyên k

* Đặt $\Delta {d_M} = {d_{1M}} - {d_{2M}}$ ; $\Delta {d_N} = {d_{1N}} - {d_{2N}}$và giả sử $\Delta {d_N} > \Delta {d_M}$

* Số điểm dao động với biên độ ${{\bf{A}}_{\bf{P}}}$ trên đoạn MN là số giá trị nguyên của k thỏa mãn:

\[\Delta {d_M} < {d_1} - {d_2} < \Delta {d_N}\]
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top