Suất điện động cực đại xuất hiện giữa hai đầu dây kim loại là:

levietnghials

Super Moderator
Super Moderator
Bài toán:
Một con lắc đơn gồm 1 dây kim loại nhẹ có đầu trên cố định, đầu dưới có treo quả cầu nhỏ bằng kim loại. Chiều dài của dây treo là: $l=1\left(m\right)$. Lấy $g=9,8 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$. Kéo vật nặng ra khỏi vị trí cân bằng một góc $0,1rad$ rồi thả nhẹ để vật dao động điều hòa. Con lắc dao động trong từ trường đều có vecsto $B$ vuông góc với mặt phẳng dao động của con lắc. Cho $B=0,5T$. Suất điện động cực đại xuất hiện giữa hai đầu dây kim loại là:
A. 0,0783V
B. 1,566V
C. 2,349V
D. 0,3915V
 
Bài toán:
Một con lắc đơn gồm 1 dây kim loại nhẹ có đầu trên cố định, đầu dưới có treo quả cầu nhỏ bằng kim loại. Chiều dài của dây treo là: $l=1(m)$. Lấy $g=9,8m/s^2$. Kéo vật nặng ra khỏi vị trí cân bằng một góc $0,1rad$ rồi thả nhẹ để vật dao động điều hòa. Con lắc dao động trong từ trường đều có vecsto $B$ vuông góc với mặt phẳng dao động của con lắc. Cho $B=0,5T$. Suất điện động cực đại xuất hiện giữa hai đầu dây kim loại là:
A. 0,0783V
B. 1,566V
C. 2,349V
D. 0,3915V
Trước mình cũng post bài tương tự, chỉ khác số liệu!
Giải:
Ta có suất điện đọng tính bởi :
$e=\dfrac{\Delta\phi}{\Delta t}=\dfrac{B\alpha.l^{2}}{2.\Delta t}=\dfrac{B.l^{2}\omega}{2}$.
$e_{max}$ khi $\omega_{max}$, từ đó, tính nhờ $\omega_{max}=\dfrac{v_{max}}{R}=\dfrac{\sqrt{2gl(1-\cos\alpha)}}{l}$.
Thay số ta có đáp án $A$ nhé!
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Đây là lời giải của anh trai mình.

$e=-\phi ' = -\left(BS\right)' = -\left(B.\alpha _0.\dfrac{l^2}{2}.\cos \left(\omega t\right)\right)'=B.\alpha _0.\dfrac{l^2}{2}.\omega .\sin \left(\omega t\right)$
Vì $\alpha nhỏ$
$E_0= B.\alpha _0.\dfrac{l^2}{2}.\omega $
Thay số bạn nha! Chứ cách giải ở trên ảo ảo chả hiểu được.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top