Con lắc lò xo mà treo vào thang máy?

hongmieu

Well-Known Member
Câu hỏi
Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k được treo trong thang máy đứng yên. Ở thời điểm t nào đó khi con lắc đang dao động điều hoà, thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng đi lên. Nếu tại thời điểm t con lắc đang
A. qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động không đổi.
B. ở vị trí biên dưới thì biên độ dao động tăng lên.
C. ở vị trí biên trên thì biên độ dao động giảm đi.
D. qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động tăng lên.
 
Theo mình khi Chuyển đọng nhanh dần đều thì $T$ giảm nên $w$ tăng .Từ $A=\sqrt{x^{2}+\dfrac{v^{2}}{w^{2}}}$ suy ra A giảm khi qua vị trí cân bằng chứ nhỉ :(;)
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu hỏi
Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k được treo trong thang máy đứng yên. Ở thời điểm t nào đó khi con lắc đang dao động điều hoà, thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng đi lên. Nếu tại thời điểm t con lắc đang
A. qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động không đổi.
B. ở vị trí biên dưới thì biên độ dao động tăng lên.
C. ở vị trí biên trên thì biên độ dao động giảm đi.
D. qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động tăng lên.
Mình chọn A
Theo mình khi Chuyển đọng nhanh dần đều thì $T$ giảm nên $w$ tăng .Từ $A=\sqrt{x^{2}+\dfrac{v^{2}}{w^{2}}}$ suy ra A giảm khi qua vị trí cân bằng chứ nhỉ :(;)
Đây có phải là con lắc đơn đâu mà chuyển động nhanh dần thì $T$ giảm nên $\omega $ tăng.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Con lắc nào chả giống nhau bạn
-$\omega =\sqrt{\dfrac{k}{m}}$ có $k,m$ không đổi nên $\omega$ không đổi
- Nếu áp dụng công thức $\omega =\sqrt{\dfrac{g}{\Delta l}}$ không đúng vì đây là hệ quả mà khi $g$ thay đổi thì $\Delta l$ cũng thay đổi tỉ lệ với nhau mà
 

Quảng cáo

Back
Top