Độ lớn gia tốc khi nó đi qua vị trí có li độ 8cm là:

nhocmimihi

Active Member
Bài toán
Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc $S_{0}$=16cm tại nơi có gia tốc g=10m/$s^{2}$. Tại thời điểm ban đầu vật đi qua vị trí có li độ dài s=$8\sqrt{3}$cm với vận tốc v=20cm/s. Độ lớn gia tốc khi nó đi qua vị trí có li độ 8cm là:
A. 0,057m/$s^{2}$
B. 0,506m/$s^{2}$
C. 0,5m/$s^{2}$
D. 0,07m/$s^{2}$
 
Bài toán
Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc $S_{0}$=16cm tại nơi có gia tốc g=10m/$s^{2}$. Tại thời điểm ban đầu vật đi qua vị trí có li độ dài s=$8\sqrt{3}$cm với vận tốc v=20cm/s. Độ lớn gia tốc khi nó đi qua vị trí có li độ 8cm là:
A. 0,057m/$s^{2}$
B. 0,506m/$s^{2}$
C. 0,5m/$s^{2}$
D. 0,07m/$s^{2}$
Biên độ góc mà là 16 cm hả?
 
Bài toán
Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc $S_{0}$=16cm tại nơi có gia tốc g=10m/$s^{2}$. Tại thời điểm ban đầu vật đi qua vị trí có li độ dài s=$8\sqrt{3}$cm với vận tốc v=20cm/s. Độ lớn gia tốc khi nó đi qua vị trí có li độ 8cm là:
A. 0,057m/$s^{2}$
B. 0,506m/$s^{2}$
C. 0,5m/$s^{2}$
D. 0,07m/$s^{2}$
Góp ý: bạn sửa 16 là biên độ dài nhé!
Bài giải:
Ta có công thức độc lập về thời gian:
$S_{o}^2 =s^2 +\dfrac{v^2}{\omega^2}$.
Ta có với $s_{1} =8\sqrt{3} (cm)$ thì tìm ra $\omega =2,5$.
Với $s_{2} =8 $ thì ta có gia tốc có độ lớn là:
$a=\omega^2.s=0,5 (m/s^2)$.
Chọn $C$.
 
Góp ý: bạn sửa 16 là biên độ dài nhé!
Bài giải:
Ta có công thức độc lập về thời gian:
$S_{o}^2 =s^2 +\dfrac{v^2}{\omega^2}$.
Ta có với $s_{1} =8\sqrt{3} (cm)$ thì tìm ra $\omega =2,5$.
Với $s_{2} =8 $ thì ta có gia tốc có độ lớn là:
$a=\omega^2.s=0,5 (m/s^2)$.
Chọn $C$.
$$a=\sqrt{a_{huongtam}^{2}+a_{tieptuyen}^{2}}=0,506$$
hieubuidinh mới chỉ tính gia tốc tiếp tuyến thôi.
 
Góp ý: bạn sửa 16 là biên độ dài nhé!
Bài giải:
Ta có công thức độc lập về thời gian:
$S_{o}^2 =s^2 +\dfrac{v^2}{\omega^2}$.
Ta có với $s_{1} =8\sqrt{3} (cm)$ thì tìm ra $\omega =2,5$.
Với $s_{2} =8 $ thì ta có gia tốc có độ lớn là:
$a=\omega^2.s=0,5 (m/s^2)$.
Tiếp bài của Hiếu:
$$\omega ^{2}=\dfrac{g}{l}\Rightarrow l=1,6(m)$$
Ta áp dụng công thức tính được:
$$v=20\sqrt{3}(cm/s)=0,2\sqrt{3}(m/s)$$
Ta có:
$$a_{huongtam}=(\dfrac{v^{2}}{l})=(\dfrac{(0,2\sqrt{3})^{2}}{1,6})=0,075(m/s^{2})$$
Nên $$a=\sqrt{a_{huongtam}^{2}+a_{tieptuyen}^{2}}=\sqrt{0,075^{2}+0,5^{2}}=0,506(m/s^{2})$$
Vậy đáp án:B
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top