[2013] Bài tập Điện xoay chiều trong các đề thi thử Vật lí

Tăng Hải Tuân

Well-Known Member
Administrator
Hôm nay mình lập topic nhằm có một cái nhìn tổng quan về bài tập Điện xoay chiều trong các đề thi thử, đặc biệt là đề thi thử các trường Chuyên trên cả nước, mong các bạn tham gia nhiệt tình ^^!
Nội quy của topic như sau:
Thứ nhất: Thực hiện đúng nội quy của diễn đàn tại đây
Thứ hai: Các bài post phải đánh số thứ tự, và phải trình bày theo mẫu sau:
(có được bằng cách ấn vào nút LB trên khung soạn thảo)
Bài x. (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
A. Đáp án A viết ở đây
B. Đáp án B viết ở đây
C. Đáp án C viết ở đây
D. Đáp án D viết ở đây
Mã:
Chú ý
[b][color=blue]Bài x.[/color][/b] (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
[b][color=blue]A.[/color][/b] Đáp án A viết ở đây
[b][color=blue]B.[/color][/b] Đáp án B viết ở đây
[b][color=blue]C.[/color][/b] Đáp án C viết ở đây
[b][color=blue]D.[/color][/b] Đáp án D viết ở đây
Thứ ba: Phải giải quyết xong bài trước đó, rồi mới post bài tiếp theo.
 
Bài 1. (Đề thi thử Vinh lần 3 2011)
Điện năng từ nhà máy được đưa tới nơi tiêu thụ nhờ các dây dẫn tại nơi tiêu thụ cần một công suất không đổi, ban đầu hiệu suất tải điện là $ 90%$ .muốn hiệu suất truyền tải điện là $96%$ thì cần giảm cường độ dòng điện trên dây tải đi
A. $40.2\%$
B. $36.8\%$
C. $42.2\%$
D. $38.8\%$
 
Bài 1. (Đề thi thử Vinh lần 3 2011)
Điện năng từ nhà máy được đưa tới nơi tiêu thụ nhờ các dây dẫn tại nơi tiêu thụ cần một công suất không đổi ban đầu hiệu suất tải điện là $ 90%$ .muốn hiệu suất truyền tải điện là $96%$ thì cần giảm cường độ dòng điện trên dây tải đi
A. $40.2\%$
B. $36.8\%$
C. $42.2\%$
D. $38.8\%$
Bài làm
$\dfrac{P-RI_{1}^{2}}{P}=90\% \Rightarrow \dfrac{RI_{1}^{2}}{P}=0.1$
$\dfrac{P-RI_{2}^{2}}{P}=96\% \Rightarrow \dfrac{RI_{2}^{2}}{P}=0.04$
$\Rightarrow \dfrac{I_{2}^{2}}{I_{2}^{1}}=0.4\Rightarrow \dfrac{I_{2}}{I_{1}}=\sqrt{0,4}\Rightarrow \dfrac{\Delta I}{I_{1}}=36.8\% \Rightarrow $B
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
ĐA là D bạn ah
Bạn ấy nhầm mà lỗi một phần tại cậu đó nhé, câu không đặt dấu phẩy trong câu
Điện năng từ nhà máy được đưa tới nơi tiêu thụ nhờ các dây dẫn tại nơi tiêu thụ cần một công suất không đổi, ban đầu hiệu suất tải điện là $ 90%$
. Sooley nhầm thành công suất tải không đổi trong khi đề bài cho là công suất tiêu thụ không đổi.
Bài làm
Gọi công suất nơi tiêu thụ là P ta có
$$\begin{cases}\dfrac{I_1^2R}{P}=\dfrac{10}{90}=\dfrac{1}{9}
\\\dfrac{I_2^2R}{P}=\dfrac{4}{96}=\dfrac{1}{24}\end{cases}$$
$$\Rightarrow \dfrac{I_2}{I_1} =\sqrt{\dfrac{\dfrac{1}{24}}{\dfrac{1}{9}}}$$
$$\Rightarrow \dfrac{\Delta I}{I_1} = 38,8\%$$
 
Bài 2. (Đề Ams lần 1-2013)
Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, ban đầu độ giảm điện áp trên đường dây tải điện một pha bằng n lần điện áp nơi truyền đi. Coi cường độ dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp. Để công suất hao phí trên đường dây giảm a lần nhưng vẫn đảm bảo công suất truyền đến nơi tiêu thụ không đổi, cần phải tăng điện áp nguồn lên bao nhiêu lần?

A. $\dfrac{n}{a\left(n+1\right)}$
B. $\dfrac{n+\sqrt{a}}{\sqrt{a}\left(n+1\right)}$
C. $\dfrac{n+a}{\sqrt{a}\left(n+1\right)}$
D. $\dfrac{a\left(1-n\right)+n}{\sqrt{a}}$
 
Bài 1. (Đề thi thử Vinh lần 3 2011)
Điện năng từ nhà máy được đưa tới nơi tiêu thụ nhờ các dây dẫn tại nơi tiêu thụ cần một công suất không đổi, ban đầu hiệu suất tải điện là $ 90%$ .muốn hiệu suất truyền tải điện là $96%$ thì cần giảm cường độ dòng điện trên dây tải đi
A. $40.2\%$
B. $36.8\%$
C. $42.2\%$
D. $38.8\%$
Lời giải:
Ta có:
$$ H_1 = \dfrac{P_{1}}{\Delta_{P1} + P_1};
H_2 =\dfrac{P_{2}}{\Delta P_2 + P_2}.$$
$$\Leftrightarrow \dfrac{1}{H_1} = 1+ \dfrac{\Delta P_1}{P_1}; \dfrac{1}{H_2} = 1+ \dfrac{\Delta P_2}{P_2}.$$
$$\Rightarrow \dfrac{\dfrac{1}{H_2}-1}{\dfrac{1}{H_1}-1} = \dfrac{I_2^2}{I_1^2}.$$
$$\Rightarrow \dfrac{\Delta I}{I_1}=1-\sqrt{\dfrac{\dfrac{1}{H_2}-1}{\dfrac{1}{H_1}-1}}=0,3876.$$
 
Bài 2. (Đề Ams lần 1-2013)
Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, ban đầu độ giảm điện áp trên đường dây tải điện một pha bằng n lần điện áp nơi truyền đi. Coi cường độ dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp. Để công suất hao phí trên đường dây giảm a lần nhưng vẫn đảm bảo công suất truyền đến nơi tiêu thụ không đổi, cần phải tăng điện áp nguồn lên bao nhiêu lần?

A. $\dfrac{n}{a(n+1)}$
B. $\dfrac{n+\sqrt{a}}{\sqrt{a}(n+1)}$
C. $\dfrac{n+a}{\sqrt{a}(n+1)}$
D. $\dfrac{a(1-n)+n}{\sqrt{a}}$
Hướng làm :
Goi $U_1, \Delta U_1, I_1, U_2,\Delta U_2, I_2$ lần lươt là điên áp hai đầu nguồn, đô sut áp và cường đô dòng điên hai trường hơp.
  • Ta có: $\Delta U_1=nU_1$ và $\dfrac{I_1}{I_2}=\sqrt{a}.$
  • $\Delta U_1=I_1. R=nU_1, \Delta U_2=I_2. R=\dfrac{I_2}{I_1}I_1. R=\dfrac{nU}{\sqrt{a}}.$
  • $P_{1}=P_{2}\Leftrightarrow \left (U_{1}-nU_{1} \right)I_{1}=\left (U_{2}-\dfrac{nU_{1}}{\sqrt{a}} \right)I_{2}\Leftrightarrow U_{2}=\dfrac{\left (1-n \right)a+n}{\sqrt{a}}$
 
Bài 2. (Đề Ams lần 1-2013)
Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, ban đầu độ giảm điện áp trên đường dây tải điện một pha bằng n lần điện áp nơi truyền đi. Coi cường độ dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp. Để công suất hao phí trên đường dây giảm a lần nhưng vẫn đảm bảo công suất truyền đến nơi tiêu thụ không đổi, cần phải tăng điện áp nguồn lên bao nhiêu lần?

A. $\dfrac{n}{a\left(n+1\right)}$
B. $\dfrac{n+\sqrt{a}}{\sqrt{a}\left(n+1\right)}$
C. $\dfrac{n+a}{\sqrt{a}\left(n+1\right)}$
D. $\dfrac{a\left(1-n\right)+n}{\sqrt{a}}$
Lời giải:
Mình nghĩ dạng bài tìm độ tăng điện áp của nguồn để công suất hao phí trên đường dây giảm a lần nhưng công suất nơi tiêu thụ không đổi khi biết độ giảm thế trên đường bằng x lần điện áp nơi tiêu thụ đã quen thuộc. Ta có hệ thức:
$\dfrac{U_2}{U_1}=\dfrac{a+x}{\sqrt{a}\left(x+1\right)}$ (1)
(Note: Bạn nào không tin có thể tìm trên diễn đàn mình đã có người c/m rồi thì phải)
Vậy với bài này ta quy đổi đại lượng n trong bài thành đại lượng x rồi thế vào là xong.
Ta có $\Delta U=nU_n\Rightarrow U_T=U_n-\Delta U=\left(n-1\right)U$
Khi đó $x=\dfrac{\Delta U}{U_T}=\dfrac{nU}{\left(n-1\right)U}=\dfrac{n}{n-1}$
Thay trở lại (1) ta được $\dfrac{U_2}{U_1}=\dfrac{a\left(1-n\right)+n}{\sqrt{a}}$
Mình nghĩ với những bạn không giỏi biến đổi hoặc biến đổi chậm thì với những dạng bài tập rắc rối kiểu này tốt nhất nên đưa về một dạng công thức đơn giản để khi đề bài thay đổi câu hỏi ta chỉ mất công quy đại lượng chưa biết về đại lượng đã biết thôi. Đỡ mất công trong phòng thi nghĩ mãi cũng không ra cách biến đổi
P/s: Mình thì mình nhớ luôn CT(1). .. ^^
 
Bài 3(Tứ Kì, lần 1) .
Điện áp xoay chiều ở phòng thực hành có giá trị hiệu dụng 24V tần số 50Hz. Một học sinh cần phải quấn một máy biến áp để từ điện áp nói trên tạo ra được điện áp hiệu dụng bằng 12V ở hai đầu cuộn thứ cấp khi để hở. Sau khi quấn máy một thời gian, học sinh này quên mất số vòng dây của các cuộn dây. Để tạo ra được máy biến áp theo đúng yêu cầu học sinh này đã nối cuộn sơ cấp của máy với điện áp của phòng thực hành sau đó dùng vôn kế có điện trở rất lớn để đo điện áp ở cuộn thứ cấp để hở. Ban đầu kết quả đo được là 8,4V. Sau khi quấn thêm 55 vòng dây vào cuộn thứ cấp thì kết quả đo được là 15V. Bỏ qua mọi hao phí ở máy biến áp. Để tạo ra được máy biến áp theo đúng yêu cầu học sinh này cần phải tiếp tục giảm bao nhiêu vòng dây của cuộn thứ cấp?
A. 15 vòng
B. 40 vòng
C. 20 vòng
D. 25 vòng
 
Bài 3(Tứ Kì, lần 1) .
Điện áp xoay chiều ở phòng thực hành có giá trị hiệu dụng 24V tần số 50Hz. Một học sinh cần phải quấn một máy biến áp để từ điện áp nói trên tạo ra được điện áp hiệu dụng bằng 12V ở hai đầu cuộn thứ cấp khi để hở. Sau khi quấn máy một thời gian, học sinh này quên mất số vòng dây của các cuộn dây. Để tạo ra được máy biến áp theo đúng yêu cầu học sinh này đã nối cuộn sơ cấp của máy với điện áp của phòng thực hành sau đó dùng vôn kế có điện trở rất lớn để đo điện áp ở cuộn thứ cấp để hở. Ban đầu kết quả đo được là 8,4V. Sau khi quấn thêm 55 vòng dây vào cuộn thứ cấp thì kết quả đo được là 15V. Bỏ qua mọi hao phí ở máy biến áp. Để tạo ra được máy biến áp theo đúng yêu cầu học sinh này cần phải tiếp tục giảm bao nhiêu vòng dây của cuộn thứ cấp?
A. 15 vòng
B. 40 vòng
C. 20 vòng
D. 25 vòng
Bài Làm:
Theo đề bài ta có:
$$\dfrac{U_{0}}{U_{1}}=\dfrac{n}{n_{1}}=\dfrac{U_{0}}{8,4}$$
$$\dfrac{U_{0}}{U_{2}}=\dfrac{n}{n_{1}+55}=\dfrac{U_{0}}{15}$$
$$\Rightarrow \dfrac{n_{1}+55}{n_{1}}=\dfrac{15}{8,4}\rightarrow n_{1}=70$$
Mà:
$$\dfrac{U_{0}}{U_{3}}=\dfrac{n}{n_{2}}=\dfrac{U_{0}}{12}$$
$$\dfrac{n_{2}}{n_{1}}=\dfrac{12}{8,4}\rightarrow n_{2}=100$$
Số vòng dây giảm ở cuộn thứ cấp là:
$$\Delta n=70+55-100=25$$
Chọn D
 
Bài 4
Cho mạch $R,L,C$ nói tiếp. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch $u=U_o\cos \omega t$. Điều chỉnh tần số góc $\omega $ để điện áp hiệu dụng hai đầu tụ đạt giá trị cực đại. Gọi $\varphi _1$ là độ lệch pha của hiệu điện thế $U_{RL}$ so với dòng điện,$\varphi $ là độ lệch pha của hiệu điện thế toàn mạch so với dòng điện. Ta có:
A. $\varphi _1+ \left | \varphi \right |=\dfrac{\pi }{2} $
B. $\varphi _1+ \left | \varphi \right |=\dfrac{2\pi }{2} $
C. $\varphi _1+ \left | \varphi \right |<\dfrac{\pi }{2} $
D. $\varphi _1+ \left | \varphi \right |>\dfrac{\pi }{2} $
 
Bài 4
Cho mạch $R,L,C$ nói tiếp. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch $u=U_o\cos \omega t$. Điều chỉnh tần số góc $\omega $ để điện áp hiệu dụng hai đầu tụ đạt giá trị cực đại. Gọi $\varphi _1$ là độ lệch pha của hiệu điện thế $U_{RL}$ so với dòng điện, $\varphi $ là độ lệch pha của hiệu điện thế toàn mạch so với dòng điện. Ta có:
A.$\varphi _1+ \left | \varphi \right |=\dfrac{\pi }{2} $
B.$\varphi _1+ \left | \varphi \right |=\dfrac{2\pi }{2} $
C.$\varphi _1+ \left | \varphi \right |<\dfrac{\pi }{2} $
D. $\varphi _1+ \left | \varphi \right |>\dfrac{\pi }{2} $

$\omega _C = \dfrac{1}{L}\sqrt{\dfrac{L}{C} - \dfrac{R^2}{2}}$
$\leftrightarrow 2Z_L^2 = 2Z_LZ_C - R^2$ $\leftrightarrow Z_C = Z_L + \dfrac{R^2}{2Z_L}$
$\tan \varphi _1 = \dfrac{Z_L}{R}$, $ \tan \varphi = \dfrac{Z_C - Z_L}{R} = \dfrac{R}{2Z_L}$
$\rightarrow \tan \left(\varphi _1 + \varphi \right) = \dfrac{\tan \varphi _1 + \tan \varphi }{1 - \tan \varphi _1.\tan \varphi } = \dfrac{\dfrac{Z_L}{R} + \dfrac{R}{2Z_L}}{1 - \dfrac{1}{2}} = 2\left(\dfrac{Z_L}{R} + \dfrac{R}{2Z_L}\right)\geqslant 2\sqrt{2}$
$\rightarrow \left(\varphi _1 + \varphi \right)\geqslant 70^0$

Chả biết đúng không
 
Bài 5(hình như trong đề lần 1 của thầy Lê Nho Ánh chuyên Bắc Ninh)
Tại một điểm M có một máy phát điện xoay chiều một pha có công suất phát điện và hiệu điện thế hiệu dụng ở hai cực của máy phát đều không đổi. Nối hai cực của máy phát với một trạm tăng áp có hệ số tăng áp là k đặt tại đó. Từ máy tăng áp điện năng được đưa lên dây tải cung cấp cho một xưởng cơ khí cách xa điểm M. Xưởng cơ khí có các máy tiện cùng loại, công suất khi hoạt động là như nhau. Khi hệ số k = 2 thì ở xưởng cơ khí có tối đa 120 máy tiện cùng hoạt động. Khi hệ số k = 3 thì ở xưởng cơ khí có tối đa 130 máy tiện cùng hoạt động. Do xẩy ra sự cố ở trạm tăng áp người ta phải nối trực tiếp dây tải điện vào hai cực của máy phát điện. Khi đó ở xưởng cơ khí có thể cho tối đa bao nhiêu máy tiện cùng hoạt động. Coi rằng chỉ có hao phí trên dây tải điện là đáng kể. Điện áp và dòng điện trên dây tải điện luôn cùng pha.
A. 93
B. 102
C. 84
D. 66

Một bài khá dài :beauty:
 
Bài 5(hình như trong đề lần 1 của thầy Lê Nho Ánh chuyên Bắc Ninh)
Tại một điểm M có một máy phát điện xoay chiều một pha có công suất phát điện và hiệu điện thế hiệu dụng ở hai cực của máy phát đều không đổi. Nối hai cực của máy phát với một trạm tăng áp có hệ số tăng áp là k đặt tại đó. Từ máy tăng áp điện năng được đưa lên dây tải cung cấp cho một xưởng cơ khí cách xa điểm M. Xưởng cơ khí có các máy tiện cùng loại, công suất khi hoạt động là như nhau. Khi hệ số k = 2 thì ở xưởng cơ khí có tối đa 120 máy tiện cùng hoạt động. Khi hệ số k = 3 thì ở xưởng cơ khí có tối đa 130 máy tiện cùng hoạt động. Do xẩy ra sự cố ở trạm tăng áp người ta phải nối trực tiếp dây tải điện vào hai cực của máy phát điện. Khi đó ở xưởng cơ khí có thể cho tối đa bao nhiêu máy tiện cùng hoạt động. Coi rằng chỉ có hao phí trên dây tải điện là đáng kể. Điện áp và dòng điện trên dây tải điện luôn cùng pha.
A. 93
B. 102
C. 84
D. 66

Một bài khá dài :beauty:
Lời giải:
Gọi $\Delta P$ là độ hao phí trên đường dây khi hệ số k=1 (Đây cũng tương đương với trường hợp nối trực tiếp dây tải điện vào hai cực của máy phát điện)
Gọi $P'$ là công suất của một máy tiện
Ta có:
+ Khi k=2 $\dfrac{P-\dfrac{\Delta P}{4}}{P'}=120$ $\left(1\right)$
+ Khi k=3 $\dfrac{P-\dfrac{\Delta P}{9}}{P'}=130\left(2\right)$
Từ $\left(1\right)\left(2\right)\Rightarrow \Delta P=\dfrac{12P}{23}$
Thay trở lại $\left(1\right)$:$\dfrac{P}{P'}=138$$ \left(Máy\right)$
Khi nối trực tiếp dây tải vào máy phát điện thì số máy hoạt động được là
$N=\dfrac{P-\Delta P}{P'}=\dfrac{P-\dfrac{12P}{23}}{P'}=\dfrac{11}{23}$
$\dfrac{P}{P'}=66$ (máy)
Chọn D
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài 6 (Tứ Kỳ- Hải Dương): Một máy phát điện xoay chiều một pha với tốc độ của rôto có thể thay đổi được. Bỏ qua điện trở của các dây quấn máy phát. Nối hai cực của máy phát điện đó với một đoạn mạch $AB$ gồm điện trở thuần $R$, cuộn cảm thuần có độ tự cảm $L$ và tụ điện có điện dung $C$ mắc nối tiếp. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ $n_1$ vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch $AB$ khi đó là $I_1$ và tổng trở của mạch là $Z_1$. khi rôto của máy quay đều với tốc độ $n_2$ vòng/phút $(n_2 > n_1)$ thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch $AB$ khi đó là $I_2$ và tổng trở của mạch là $Z_2$. Biết $I_2=4I_1$ và $Z_2=Z_1$. Để tổng trở của đoạn mạch $AB$ có giá trị nhỏ nhất thì rôto của máy phải quay đều với tốc độ bằng $480$ vòng/phút. Giá trị của $n_1$ và $n_2$ lần lượt là:
A. $300, 768$
B. $1200, 1920$
C. $360, 640$
D. $240, 960$
 
Bài 6 (Tứ Kỳ- Hải Dương): Một máy phát điện xoay chiều một pha với tốc độ của rôto có thể thay đổi được. Bỏ qua điện trở của các dây quấn máy phát. Nối hai cực của máy phát điện đó với một đoạn mạch $AB$ gồm điện trở thuần $R$, cuộn cảm thuần có độ tự cảm $L$ và tụ điện có điện dung $C$ mắc nối tiếp. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ $n_1$ vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch $AB$ khi đó là $I_1$ và tổng trở của mạch là $Z_1$. khi rôto của máy quay đều với tốc độ $n_2$ vòng/phút $\left(n_2 > n_1\right)$ thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch $AB$ khi đó là $I_2$ và tổng trở của mạch là $Z_2$. Biết $I_2=4I_1$ và $Z_2=Z_1$. Để tổng trở của đoạn mạch $AB$ có giá trị nhỏ nhất thì rôto của máy phải quay đều với tốc độ bằng $480$ vòng/phút. Giá trị của $n_1$ và $n_2$ lần lượt là:
A. $300, 768$
B. $1200, 1920$
C. $360, 640$
D. $240, 960$
Bài làm:
Ta có:
$$I_1 = \dfrac{E_1}{Z_1}.$$
$$I_2 = \dfrac{E_2}{Z_2}.$$
Mà $$I_2 =4I_1 ; Z_1 =Z_2.$$
Nên ta có:
$$E_2 =4E_1.$$
Mà E tỉ lệ thuận với n(công thức quen thuộc).
$$\Rightarrow n_2 =4n_1.$$
Trong 4 đáp án chỉ có $D$ thoả mãn.
Vậy chọn $D$.
Góp ý:
Nếu không suy luận từ đáp án thì ta có:
$$n_2 =4n_1$$
Và $$n_1.n_2 =n_o^2=480^2.$$
Từ đây ta tìm cụ thể 2 giá trị $n_1; n_2$.
 
Bài 7: (Tứ Kỳ-Hải Dương): Một con lắc đơn treo thẳng đứng, trong đó vật nặng được làm bằng kim loại. Tại vị trí cân bằng, lò xo dãn một đoạn $1(cm)$. Đặt dưới vật năng một nam châm điện được duy trì hoạt động bằng một dòng điện xoay chiều. Biết rằng trong một chu kì của dòng điện có hai lần lực tác dụng lên hệ. Lấy $g=10(m/s^2)$; $\pi^2=10$. Đẩ vật nặng dao động với biên độ mạnh nhất thì tần số của dòng điện là
A. $20(Hz)$
B. $10(Hz)$
C. $5(Hz)$
D. $2,5(Hz)$
 

Quảng cáo

Back
Top