[2013] Bài tập Lượng tử ánh sáng trong các đề thi thử Vật lí

Tăng Hải Tuân

Well-Known Member
Administrator
Hôm nay mình lập topic nhằm có một cái nhìn tổng quan về bài tập Lượng tử ánh sáng trong các đề thi thử, đặc biệt là đề thi thử các trường Chuyên trên cả nước, mong các bạn tham gia nhiệt tình ^^!
Nội quy của topic như sau:
Thứ nhất: Thực hiện đúng nội quy của diễn đàn tại đây
Thứ hai: Các bài post phải đánh số thứ tự, và phải trình bày theo mẫu sau: (có được bằng cách ấn vào nút LB trên khung soạn thảo)
Bài x. (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
A. Đáp án A viết ở đây
B. Đáp án B viết ở đây
C. Đáp án C viết ở đây
D. Đáp án D viết ở đây
Mã:
Chú ý
[b][color=blue]Bài x.[/color][/b] (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
[b][color=blue]A.[/color][/b] Đáp án A viết ở đây
[b][color=blue]B.[/color][/b] Đáp án B viết ở đây
[b][color=blue]C.[/color][/b] Đáp án C viết ở đây
[b][color=blue]D.[/color][/b] Đáp án D viết ở đây
Thứ ba: Phải giải quyết xong bài trước đó, rồi mới post bài tiếp theo.
 
Bài 1. (Đề thi thử lần 2, trường THPT chuyên Đại học Vinh)
Anot và catot của một tế bào quang điện lập thành một tụ điện phẳng, cách nhau 1cm. Giới hạn quang điện của kim loại làm catot là 360nm. Lấy $h=6,6.10^{-34}Js;c=3.10^{8} \ \left(\text{m}/\text{s}\right);e=1,6.10^{-19}C$. Ánh sáng kích thích có bước sóng 330 nm. Nếu đặt một hiệu điện thế $U_{AK}=-1,25V$ thì electron quang điện có thể tới anot một khoảng cách bé nhất bằng
A. 0,75cm
B. 0,25cm
C. 0,5cm
D. 0,4cm
 
Bài này đề hỏi khoảng cách bé nhất bạn ạ, nếu lớn nhất thì có thể áp dụng công thức $R=2d\sqrt{\dfrac{U_{AK}}{U_h}}$ nhưng nhỏ nhất thì ...Đáp án câu đó là A. 0,75cm :(
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài làm
Có ngay $\dfrac{hc}{\lambda _{1}}-\dfrac{hc}{\lambda _{0}} =\left | e \right
|U$
$\Rightarrow U=0.3125V$
mà $\dfrac{U}{U_{AK}}=\dfrac{d'}{d}\Rightarrow d'=0.25\Rightarrow$ B
Khoảng cách của em đó là từ vi trí hat dừng lai tới bản catot thôi. Nhưng yêu cầu phải là $1-d'=1-0,25=0,75$
 
Bài 2 (Thi thử vật lý lần 3, chuyên đhsp!). Một photon có năng lượng 1,79eV bay qua hai nguyên tử có mức kích thích bằng 1,79eV, năm trên cùng phương của photon tới. Các nguyên tử này có thể ở trạng thái cơ bản hoặc kích thích. Gọi x là số phôton có thể thu được sau đó, theo phương tới. Hãy chỉ ra đáp số sai:
A. x=3
B. x=2
C. x=1
D. x=0
 
Bài 2 (Thi thử vật lý lần 3, chuyên đhsp!). Một photon có năng lượng 1,79eV bay qua hai nguyên tử có mức kích thích bằng 1,79eV, năm trên cùng phương của photon tới. Các nguyên tử này có thể ở trạng thái cơ bản hoặc kích thích. Gọi x là số phôton có thể thu được sau đó, theo phương tới. Hãy chỉ ra đáp số sai:
A. x=3
B. x=2
C. x=1
D. x=0
Trả lời:
Ta có hai photon đều ở trạng thái kích thích nên đều bức xạ nên số photon thu được lớn nhất là 3 và nhỏ nhất là 1.
Do đó đáp án $D$ là đúng.
 
Bài 1. (Đề thi thử lần 2, trường THPT chuyên Đại học Vinh)
Anot và catot của một tế bào quang điện lập thành một tụ điện phẳng, cách nhau 1cm. Giới hạn quang điện của kim loại làm catot là 360nm. Lấy $h=6,6.10^{-34}Js;c=3.10^{8} \ \left(\text{m}/\text{s}\right);e=1,6.10^{-19}C$. Ánh sáng kích thích có bước sóng 330 nm. Nếu đặt một hiệu điện thế $U_{AK}=-1,25V$ thì electron quang điện có thể tới anot một khoảng cách bé nhất bằng
A. 0,75cm
B. 0,25cm
C. 0,5cm
D. 0,4cm
Tất cả các bài toán đều rất vớ vẩn môt cách bất cẩn... thât vây:
  • Áp dung kiến thức chương lương tử ánh sang $$\dfrac{hc}{\lambda}=\dfrac{h. C}{\lambda_0}+W_đ \Rightarrow v_{0}=\sqrt{\dfrac{\dfrac{2h. C}{\lambda }-\dfrac{2hc}{\lambda _{0}}}{m}}$$
  • Áp dung kiến thức đông lưc hoc $$ F=ma=\left | e. U \right |\Rightarrow a=\dfrac{F}{m}=\dfrac{\left | e. U \right |}{m}$$
  • Lúc hat dung lai do lưc cản của điên trường thì vân tốc bằng 0. Áp dung đinh lý biến thiên đông năng, ta có: $$W_1-W_0=A=F. D 0-\dfrac{1}{2}mv_{0}^{2}=-mad\Rightarrow d=\dfrac{-mv_{0}^{2}}{-2\left | a\right |}=0,25cm$$
  • Đến mà kết luân sai là thôi luôn đấy, khoảng cách cần tìm là $s=1-d=0,75cm$
 
Các sếp cho em hỏi , cái bài mà sếp Tàn giải . Thì bước cuối tại sao lại lấy 1 - đi ?
Giá trị 0,75 không phải là quãng đường tối đa mà e có thể đi được đến khi dừng lại sao ?
 
Các sếp cho em hỏi , cái bài mà sếp Tàn giải . Thì bước cuối tại sao lại lấy 1 - đi ?
Giá trị 0,75 không phải là quãng đường tối đa mà e có thể đi được đến khi dừng lại sao ?
Bạn đọc kĩ đề, Đề bài yêu cầu tin " Khoảng cách ngắn nhất so với anot"
 
Bài 3:chuyên Thái Bình lần 5,2012.
Một tế bào quang điện có hiệu điện thế hãm có độ lớn là 1,5V. Đặt vào hai đầu anot, catot của tế bào quang điện này một hiệu điện thế xoay chiều $u=3\cos \left(10\pi t+ \dfrac{\pi }{3} \right)\left(V\right)$. Thời gia dòng điện không chạy qua tế bào quang điện trong khoảng thời gian là 3,25T(T là chu kì dao động) tính từ thời điểm t=0 là?
A. $\dfrac{19}{60}$(s)
B. $\dfrac{17}{60}$(s)
C. $\dfrac{15}{60}$(s)
D. $\dfrac{13}{60}$(s)
 
Bài 3:chuyên Thái Bình lần 5,2012.
Một tế bào quang điện có hiệu điện thế hãm có độ lớn là 1,5V. Đặt vào hai đầu anot, catot của tế bào quang điện này một hiệu điện thế xoay chiều $u=3\cos \left(10\pi t+ \dfrac{\pi }{3} \right)\left(V\right)$. Thời gia dòng điện không chạy qua tế bào quang điện trong khoảng thời gian là 3,25T(T là chu kì dao động) tính từ thời điểm t=0 là?
A. $\dfrac{19}{60}$(s)
B. $\dfrac{17}{60}$(s)
C. $\dfrac{15}{60}$(s)
D. $\dfrac{13}{60}$(s)
Bài làm:
Chỉ cần lưu ý thời gian cần tìm là lúc vật chuyển động tròn đều trên cung có li độ $x \le -1,5$.
Ta có: $T=0,2s$
Mỗi chu kì khoảng thời gian đó là $\dfrac{T}{3}$
Trong 0,25T còn lại có $t=\dfrac{30}{360}.T=\dfrac{T}{12}$
Vật tổng có $\dfrac{13T}{12}=\dfrac{13}{60}s$
Chọn đáp án D
 
Bài 4 Thanh Thuỷ Hải Dương
Chiếu bức xạ điện từ vào catôt của tế bào quang điện tạo ta dòng quang điện bảo hòa. Người ta có thể triệt tiêu dòng quang điện bảo hòa này bằng điện áp hãm $U_{hãm}= - 1.3 V$. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho nó đi qua một từ trường đều có cảm ứng từ$B= 6.10^{-5}T$ theo phương vuông góc với $B$. Tính bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường.

A. 4,6cm
B. 0,46cm
C. 0,64cm
D. 6,4cm
 
Bài 4 Thanh Thuỷ Hải Dương
Chiếu bức xạ điện từ vào catôt của tế bào quang điện tạo ta dòng quang điện bảo hòa. Người ta có thể triệt tiêu dòng quang điện bảo hòa này bằng điện áp hãm $U_{hãm}= - 1.3 V$. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho nó đi qua một từ trường đều có cảm ứng từ$B= 6.10^{-5}T$ theo phương vuông góc với $B$. Tính bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường.

A. 4,6cm
B.0,46cm
C.0,64cm
D. 6,4cm
Bài làm:
Ta có:
\[ \dfrac{m. V^2}{2}=|e|. U_h \Rightarrow v=676123,4 \ \left(\text{m}/\text{s}\right)\]
Ta có công thức:
\[ R=\dfrac{mv}{|e|. B}=0,064 m= 6,4 cm\]
Chọn đáp án D
 
Mấy bạn cho mình hỏi ? Bài mà anh Tàn làm thuộc chương trình nâng cao hay cơ bản vậy ? Nếu học ban cơ bản thì có phải học cái này không nhỉ? :Gach::waaaht:
 
Bài 5 - Chuyên Nguyễn Huệ L3
Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng M, khi chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử hiđrô ứng với các bước sóng $\lambda_{1}, \lambda_{2}, \lambda_{3}$ với $\lambda_{2} < \lambda_{1}<\lambda_{3}$
A. $\lambda_{3} = \lambda_{1}+\lambda_{2}$
B. $\lambda_{2} = \dfrac{\lambda _{1}\lambda _{3}}{\lambda _{1}+\lambda _{3}}$
C. $\lambda_{1} = \dfrac{\lambda _{2}\lambda _{3}}{\lambda _{2}+\lambda _{3}}$
D. $\lambda_{3} = \dfrac{\lambda _{1}\lambda _{2}}{\lambda _{1}+\lambda _{2}}$
 
Bài 5 - Chuyên Nguyễn Huệ L3
Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng M, khi chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử hiđrô ứng với các bước sóng $\lambda_{1}, \lambda_{2}, \lambda_{3}$ với $\lambda_{2} < \lambda_{1}<\lambda_{3}$
A. $\lambda_{3} = \lambda_{1}+\lambda_{2}$
B. $\lambda_{2} = \dfrac{\lambda _{1}\lambda _{3}}{\lambda _{1}+\lambda _{3}}$
C. $\lambda_{1} = \dfrac{\lambda _{2}\lambda _{3}}{\lambda _{2}+\lambda _{3}}$
D. $\lambda_{3} = \dfrac{\lambda _{1}\lambda _{2}}{\lambda _{1}+\lambda _{2}}$
Bài làm:
Có 3 chuyển dời M về K, M về L, L về K.
M về L:
$$\dfrac{5E}{36}=\dfrac{-E}{9} + \dfrac{E}{4} = \dfrac{hc}{\lambda_{ML}}\left(1\right).$$
M về K:
$$\dfrac{8E}{9}=\dfrac{-E}{9} + E =\dfrac{hc}{\lambda_{MK}}\left(2\right).$$
L về K:
$$\dfrac{3E}{4}=\dfrac{-E}{4} + E =\dfrac{hc}{\lambda_{LK}}\left(3\right).$$
Vì:
$$\dfrac{5}{36} < \dfrac{3}{4} < \dfrac{8}{9}.$$
Nên ta có :
$\lambda_{ML}= \lambda_2; \lambda_{MK}= \lambda_3; \lambda_{KL}= \lambda_1$.
Lấy (3) trừ (2), cho (1) về theo về ta có:
$$\dfrac{1}{\lambda_3}-\dfrac{1}{\lambda_1} =\dfrac{1}{\lambda_2}.$$
Chọn $D$.
 

Quảng cáo

Back
Top