[2013] Bài tập Hạt nhân nguyên tử trong các đề thi thử Vật lí

Tăng Hải Tuân

Well-Known Member
Administrator
Hôm nay mình lập topic nhằm có một cái nhìn tổng quan về bài tập Hạt nhân nguyên tử trong các đề thi thử, đặc biệt là đề thi thử các trường Chuyên trên cả nước, mong các bạn tham gia nhiệt tình ^^!
Nội quy của topic như sau:
Thứ nhất: Thực hiện đúng nội quy của diễn đàn tại đây
Thứ hai: Các bài post phải đánh số thứ tự, và phải trình bày theo mẫu sau: (có được bằng cách ấn vào nút LB trên khung soạn thảo)
Bài x. (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
A. Đáp án A viết ở đây
B. Đáp án B viết ở đây
C. Đáp án C viết ở đây
D. Đáp án D viết ở đây
Mã:
Chú ý
[b][color=blue]Bài x.[/color][/b] (Đề thi thử lần y, trường z)
Đề bài viết ở đây
[b][color=blue]A.[/color][/b] Đáp án A viết ở đây
[b][color=blue]B.[/color][/b] Đáp án B viết ở đây
[b][color=blue]C.[/color][/b] Đáp án C viết ở đây
[b][color=blue]D.[/color][/b] Đáp án D viết ở đây
Thứ ba: Phải giải quyết xong bài trước đó, rồi mới post bài tiếp theo.
 
Bài 1: (Đề thi thử đại học 2013 lần 1 của Thầy Dân )
Dùng proton bắn vào hạt nhân $_3^{7}$Li đứng yên để gây ra phản ứng
$p+_3^{7}Li -$\Rightarrow$2\alpha $
Biết phản ứng trên là phản ứng tỏa năng lượng và hai hạt $\alpha$ tạo thành có cùng động năng. Lấy khối lượng các hạt nhân theo đơn vị u gần đúng bằng số khối của chúng. Góc $\varphi $ giữa hướng chuyển động của các hạt $\alpha$ bay ra có thể:
A. có giá trị bất kì.
B. bằng $60$ độ.
C. bằng $120$ độ.
D. bằng $160$ độ

P/s : Mình mở đầu nhé !
.
 
Vẽ giản đồ vecto, ta có:
$P_p = 2P_{\alpha }.\cos \phi $
$\rightarrow P_p^2 = 4P_{\alpha }^2.\cos ^2\phi$
$\rightarrow m_p.K_p = 4m_{\alpha }K_{\alpha }.\cos ^2\phi$

Vì phản ứng tỏa năng lượng nên ta có:
$2K_{\alpha } > K_p$

Thay lên pt trên:
$\rightarrow m_p.2K_{\alpha } > 4m_{\alpha }K_{\alpha }.\cos ^2\phi $
$\rightarrow\cos \phi < \dfrac{1}{2\sqrt{2}}$
$\rightarrow \phi > 69^0$
$\varphi = 2.\phi $
Nhìn đáp án thấy mỗi D phù hợp
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Vẽ giản đồ vecto, ta có:
$P_p = 2P_{\alpha }.\cos \varphi $
$\rightarrow P_p^2 = 4P_{\alpha }^2.\cos ^2\varphi$
$\rightarrow m_p.K_p = 4m_{\alpha }K_{\alpha }.\cos ^2\varphi$
Vì phản ứng tỏa năng lượng nên ta có:
$2K_{\alpha } > K_p$
Thay lên pt trên:
$\rightarrow m_p.2K_{\alpha } > 4m_{\alpha }K_{\alpha }.\cos ^2\varphi $
$\rightarrow\cos \varphi < \dfrac{1}{2\sqrt{2}}$
$\rightarrow \varphi > 69^0$
Nhìn đáp án thấy mỗi D phù hợp
Anh không biết cái này đề lỗi hay sao í nhĩ,$\varphi $ phải là góc giữ hai hat nhé
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Anh không biết cái này đề lỗi hay sao í nhĩ,
$\varphi $ phải là góc giữ hai hat nhé

Vẽ hình cho dễ hình dung vậy, đề đúng mà anh:

À, em cho góc $\varphi $ trùng với đề bài rồi, để sửa thành góc khác vậy, cái $\varphi $ của em là góc giữa $\alpha $ và p
 

Attachments

  • 666666.png
    666666.png
    10.3 KB · Đọc: 183
Câu 2 (Thanh Thủy-Hải Dương): Năng lượng tỏa ra của $10(g)$ nhiên liệu trong phản ứng $H^2_1+H^3_1 \to He^4_2+n^1_0 +17,6(MeV)$ là $E_1$ và của $10(g)$ nhiên liệu trong phản ứng $n^1_0+U^{235}_{92} \to Xe^{139}_{38} +2n^1_0+210(MeV)$ là $E_2$, ta có:
A. $E_1>E_2$
B. $E_1=E_2$
C. $E_1=4E_2$
D. $E_1=12E_2$
 
Câu 2 (Thanh Thủy-Hải Dương): Năng lượng tỏa ra của $10(g)$ nhiên liệu trong phản ứng $H^2_1+H^3_1 \to He^4_2+n^1_0 +17,6(MeV)$ là $E_1$ và của $10(g)$ nhiên liệu trong phản ứng $n^1_0+U^{235}_{92} \to Xe^{139}_{38} +2n^1_0+210(MeV)$ là $E_2$, ta có:
A. $E_1>E_2$
B. $E_1=E_2$
C. $E_1=4E_2$
D. $E_1=12E_2$
Bài làm:
Hiểu thế này đúng không nhỉ?
Số hạt $H^2$ và $H^3$ phản ứng: $N_1=\dfrac{10}{5}.N_A$
Số hạt $U$ : $N_2=\dfrac{10}{235}.N_A$
Ta có tỉ số năng lượng:
\[ \dfrac{2.17,6}{\dfrac{10.210}{235}}=3,94\]
Chắc chọn C
 
Câu 3. Quốc Học Huế lần 2
Cho phản ứng hạt nhân: $T + D \to \alpha + n$ . Biết năng lượng liên kết riêng của hạt nhân T là $\varepsilon _{T} = 2,823 MeV$, năng lượng liên kết riêng của a là $\varepsilon _{\alpha}= 7,0756 MeV$ và độ hụt khối của D là $0,0024u$. Lấy $1u c^2 = 931 MeV $. Hỏi phản ứng toả bao nhiêu năng lượng?
A.$ 17,6 MeV $
B. $ 17,4 MeV $
C. $ 17, 7 MeV $
D. $ 17,2 MeV $
 
Câu 3. Quốc Học Huế
Cho phản ứng hạt nhân: $T + D \to \alpha + n$ . Biết năng lượng liên kết riêng của hạt nhân T là $\varepsilon _{T} = 2,823 MeV$, năng lượng liên kết riêng của a là $\varepsilon _{\alpha}= 7,0756 MeV$ và độ hụt khối của D là $0,0024u$. Lấy $1u c^2 = 931 MeV $. Hỏi phản ứng toả bao nhiêu năng lượng?
A.$ 17,6 MeV $
B. $ 17,4 MeV $
C. $ 17, 7 MeV $
D. $ 17,2 MeV $
Phản ứng HN quen thuộc:
$_{1}^{2}\textrm{D}+_{1}^{3}\textrm{T}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+_{0}^{1}\textrm{n}$
Ta có năng lượng tỏa ra :
$W = 4W_{lk_{\alpha }} - 3W_{lk_{T}}- \Delta m_D.c^2=17,6MeV$
Chọn A
Tại sao không sửa được nhỉ?
 
Bài 4 Lý Thái Tổ lần 3, 2013.
Có thể giảm chu kỳ bán rã của một đồng vị phóng xạ bằng cách
A. Đặt nguồn phóng xạ vào trong từ truờng mạnh.
B. Đặt nguồn phóng xạ đó vào trong điện trường mạnh.
C. Vùi vào trong lòng các tảng băng ở địa cực.

D. Không có cách nào có thể làm thay đổi chu kỳ bán rã của một chất phóng xạ.
 
Bài 4 Lý Thái Tổ lần 3, 2013.
Có thể giảm chu kỳ bán rã của một đồng vị phóng xạ bằng cách
A. Đặt nguồn phóng xạ vào trong từ truờng mạnh.
B. Đặt nguồn phóng xạ đó vào trong điện trường mạnh.
C. Vùi vào trong lòng các tảng băng ở địa cực.

D. Không có cách nào có thể làm thay đổi chu kỳ bán rã của một chất phóng xạ.
Chọn đáp án D.
Chu kì bán rã chỉ phụ thuộc bản chất, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
 
Bài 5 .
Xét phản ứng xảy ra khi bắn phá hạt nhân nhôm bằng các hạt a : Biết các khối luợng mAl = 26,974u, mn = 1,0087u và ma= 1,0073u. Tính năng lượng tối thiểu của a để phản ứng xảy ra. Chọn đáp án Đúng:
A. Kamin = 5 MeV
B. Kamin = 4 MeV
C. Kamin = 2 MeV
D. Kamin = 3 MeV
 
Bài 6. (Đề thi thử lần 2, trường Chuyên Hà Tĩnh)
Trong quá trình va chạm trực diện giữa một electron và một pozitron, có sự hủy cặp tạo thành hai photon, mỗi photon có năng lượng 2 MeV chuyển động theo hai chiều ngược nhau. Cho $m_e$ = 0,511 MeV/$c^2$. Động năng của mỗi hạt trước khi va chạm là
A. 0,745 MeV
B. 1,489 MeV
C. 2,98 MeV
D. 2,235 MeV
 
Bài 7 (Chuyên Lê Quý Đôn)
Cho phản ứng hạt nhân ${}_{0}^{1}n+{}_{3}^{6}Li\to {}_{1}^{3}H+{}_{2}^{4}He$.Hạt ${}_{3}^{6}Li$ đứng yên, nơtron có động năng là${{K}_{n}}$= 2MeV. Hạt $\alpha $ và hạt nhân ${}_{1}^{3}H$bay ra theo các hướng hợp với hướng tới của nơtron những góc tương ứng bằng $\alpha ={{15}^{0}}$và $\varphi ={{30}^{0}}$. Bỏ qua bức xạ $\gamma $.Biết khối lượng của nơtron, triti, $\alpha $ tương ứng là ${{m}_{n}}$=1.0087u; ${{m}_{H}}$=3.0610u; ${{m}_{\alpha }}$= 4.0015u; 1u = 931 MeV/${{c}^{2}}$. Khối lượng hạt nhân Li là:
A. 6u
B. 5593 MeV/${{c}^{2}}$
C. 9,975.${{10}^{-27}}$g
D. 6,00721u/${{c}^{2}}$
 
Bài 8:
Ban đầu có một lượng phóng xạ khối lượng $m_0$ sau thời gian 6 giờ đầu thì $\dfrac{2}{3}$ lượng chất đó đã bị phân rã.Trong 3 giờ đầu thì lượng chất phóng xạ đã bị phân hủy là :
A.${{m}_{0}}=\dfrac{\sqrt{3}-1}{\sqrt{3}}$
B.${{m}_{0}}=\dfrac{\sqrt{3}-1}{\sqrt{3}}$
C.${{m}_{0}}=\dfrac{2-\sqrt{3}}{2\sqrt{3}}$
D.${{m}_{0}}=\dfrac{2-\sqrt{3}}{2\sqrt{3}}$
 
Bài 8:
Ban đầu có một lượng phóng xạ khối lượng $m_0$ sau thời gian 6 giờ đầu thì $\dfrac{2}{3}$ lượng chất đó đã bị phân rã.Trong 3 giờ đầu thì lượng chất phóng xạ đã bị phân hủy là :
A.${{m}_{0}}=\dfrac{\sqrt{3}-1}{\sqrt{3}}$
B.${{m}_{0}}=\dfrac{\sqrt{3}-1}{\sqrt{3}}$
C.${{m}_{0}}=\dfrac{2-\sqrt{3}}{2\sqrt{3}}$
D.${{m}_{0}}=\dfrac{2-\sqrt{3}}{2\sqrt{3}}$

Bài làm:
Ta có:
\[T=\dfrac{6}{\log_2{\dfrac{1}{3}}}=3,7855 h \]
Suy ra trong 3h còn $\dfrac{1}{\sqrt3}$
Vậy bị phóng xạ $1-\dfrac{1}{\sqrt3}$
Chọn AB
s2_la chú ý chứ?
 

Quảng cáo

Back
Top