Đề 5 (Luyện đề)

To_Be_The_Best

Active Member
Bài 7.
Một con lắc đơn gồm một dây kim loại nhẹ dài $1m$, dao động điều hòa với biên độ góc $0.1 rad$ trong một từ trường đều mà cảm ứng từ có hướng vuông góc với mặt phẳng dao động của con lắc và có độ lớn $1T$. Lấy gia tốc trọng trường $10 m/s^2$. Tính suất điện động hiệu dụng suất hiện trên thanh treo con lắc:
A. 0.16 V
B. 0.11 V
C. 0.32 V
D. 0.22 V

Bài 8.
Một quả cầu khối lượng $M=2kg$ gắn trên 1 lò xo nhẹ thẳng đứng có độ cứng $800 N/m$, đầu dưới của lò xo gắn cố định. Một vật nhỏ có khối lượng $m=0,4 kg$ chuyển động theo phương thẳng đứng với tốc độ $3m/s$ đến va chạm đàn hồi với M. Lấy $g=10m/s^2$. Sau va chạm vật M dao động điều hòa theo phương thẳng đúng trùng với trục của lò xo. Biên độ dao động là
A. $15 cm$
B. $5 cm$
C. $10 cm$
D. $12 cm$

Bài 10.
Một sợi dây thép dài $1,2 m$ được căng ngang phía dưới 1 nam châm điện. Cho dòng điện xoay chiều chạy qua nam châm điện thì trên day thép xuất hiện sóng dừng với 6 bụng sóng với 2 đầu là 2 nút. Nếu tốc độ truyền sóng trên dây là $20m/s$ thì tần số của dòng điện xoay chiều là
A. $50 Hz$
B. $100 Hz$
C. $60 Hz$
D. $25 Hz$

Bài 11.
Có 2 nguồn dao động kết hợp trên mặt nước cách nhau $8cm$ có pt dao động lần lượt $u_1=2\cos(10\pi t-\pi/4)mm$ và $u_2=2\cos(10\pi t+\pi/4)mm$. Tốc độ truyền sóng là $10cm/s$. Điểm $M$ trên mặt nước sao cho $S_{1}M=10cm, S{2}M=6cm$. Điểm dao động cực đại trên $S_{2}M$ xa $S_{2}$ nhất là
A. $3,07cm$
B. $2,33cm$
C. $3,57cm$
D. $6cm$

Bài 19.
Một con lắc lò xo có độ cứng k dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang nhờ đệm từ trường với tần số góc $10\pi rad/s$ và biên động $0,06 m$. Đúng thời điểm $t=0$, tốc độ của vật bằng 0 thì đệm từ trường bị mất thì nó chịu lực ma sát trượt nhỏ $F_ms=0,02k (N)$. Thời điểm đầu tiên lò xo không biến dạng là
A. $0,05 s$
B. $\dfrac{1}{15} s$
C. $\dfrac{1}{30} s$
D. $0,06 s$

Bài 29.
Cho mạch điện xoay chiều AB theo thứ tự gồm cuộn cảm thuần, điện trở và tụ điện. Gọi M là điểm ở giữa cuộn cảm và điện trở, N là điểm ở giữa điện trở và tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp $u=U\cos(\omega t+\varphi )$ Biết khi $\omega =100\pi$ thì $U_{MN}=\dfrac{U_{AN}.U_{BM}}{U_{AM}+U_{BN}}$; Khi $\omega =50\pi$ và khi $\omega =150\pi$ thì mạch có cùng hệ số công suất. Giá trị của hệ số công suất đó là
A. $0,5$
B. $0,866$
C. $0,654$
D. $0,707$

Bài 36.
Chọn câu đúng với nội dung giả thuyết Bo khi nói về nguyên tử hiđro
A. Nếu chỉ có 1 nguyên tử hiđro đang ở trạng thái kích thích thứ 3 sau đó nó bức xạ tối đa 6 photon
B. Nếu chỉ có 1 nguyên tử hiđro đang ở trạng thái kích thích thứ 2 sau đó nó bức xạ tối đa 2 photon
C. Nếu chỉ có 1 nguyên tử hiđro đang ở trạng thái kích thích thứ 2 sau đó nó bức xạ 2 vạch quang phổ
D. Nếu chỉ có 1 nguyên tử hiđro đang ở trạng thái kích thích thứ 3 sau đó nó bức xạ 5 vạch quang phổ

Bài 38.
Dùng chùm photon bắn phá hạt nhân $Li^7_3$ đang đứng yên tạo ra 2 hạt nhân X giống nhau có cùng động năng là $W$ nhưng bay theo 2 hướng hợp với nhau 1 góc $\varphi$ và không sinh ra tia gamma. Biết tổng năng lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng chuyển nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt tạo thành là $\dfrac{2W}{3}$. Coi khối lượng hạt nhân đo bằng đơn vị khối lượng nguyên tử gần bằng số khối của nó thì
A. $\cos\varphi=-\dfrac{7}{8}$
B. $\cos\varphi=\dfrac{7}{8}$
C. $\cos\varphi=\dfrac{5}{6}$
D. $\cos\varphi=-\dfrac{5}{6}$

Bài 39.
Hạt nhân $R^{226}$ đứng yên phóng ra 1 hạt $\alpha$ và biến đổi thành hạt nhân X. Động năng của hạt $\alpha$ phóng ra bằng $4,8 MeV$. Coi tỉ lệ khối lượng xấp xỉ bằng tỉ số của số khối. Năng lượng 1 phân rã tỏa ra là
A. $4,886 MeV$
B. $4,885 MeV$
C. $4,884 MeV$
D. $0 MeV$

Bài 40.
Cho phản ứng hạt nhân $D+D \rightarrow T+p+5,8.10^{-13} (J)$. Nước trong tự nhiên chứa $0,015 %$ nước nặng $D_2O$. Cho biết khối lượng mol của $D_2O$ bằng $20 g/mol$, số Avogadro $N_A=6,02.10^{23}$. Nếu dùng toàn bộ D có trong $1 kg$ nước để làm nhiên liệu cho phản ứng trên thì năng lượng thu được là
A. $2,6.10^9 (J)$
B. $2,7.10^9 (J)$
C. $2,5.10^9 (J)$
D. $5,2.10^9 (J)$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Chuyên mục

Quảng cáo

Back
Top