Xác định công của ngoại lực cần phải bỏ ra để kéo 2 điện tích trên

lulola

New Member
Bài toán
Cho 2 điện tích $q_1=6C , q_2=-5C$, 2 điện tích đặt cách nhau 1m trong không khí. Tác dụng ngoại lực để kéo 2 điện tích ra xa chách nhau 1,2m. Xác định công của ngoại lực cần phải bỏ ra để kéo 2 điện tích trên. (sử dụng thế năng tĩnh điện)
 

Chuyên mục

Lực kéo
$F=\dfrac{k.q_{1}.q_{2}}{r^{2}}$

Mà dA=F.ds
=> $A=\int_{1}^{1,2}{\dfrac{k.q_{1}.q_{2}}{r^2}.dr}$
 
Công thức trên lớp 11 chưa cho dùng đâu bạn ơi. :)
Cách giải bài này như sau: Đặt $r_{1} = 1m$
Giả sử ta cho điện tích 1 đứng yên, và điện tích 2 dịch chuyển ra thêm một đoạn để khoảng cách giữa hai điểm là $r_{2} = 1,2m$.
Như vậy, ta tính được công của lực điện để dịch chuyển điện tích $q_{2}$ từ điểm M (cách $q_{1}$ 1m) đến N (cách $q_{1}$ 1,2m) là
$A_{MN} = q_{2}(V_{M} - V_{N}) = q_{2}(\dfrac{k.q_{1}}{r_{1}} - \dfrac{kq_{1}}{r_{2}}) = -4,5.10^{-10} J$
Như vậy, công của ngoại lực cần phải bỏ ra để kéo hai điện tích trên là $A_{ngl} = -A = 4,5.10^{-10} J$
@zkd: Công trên là công lực điện nghe bạn, còn công ở đây là công ngoại lực, ngoại lực này ngược chiều với chiều lực điện.
 
Công thức trên lớp 11 chưa cho dùng đâu bạn ơi. :)
Cách giải bài này như sau: Đặt $r_{1} = 1m$
Giả sử ta cho điện tích 1 đứng yên, và điện tích 2 dịch chuyển ra thêm một đoạn để khoảng cách giữa hai điểm là $r_{2} = 1,2m$.
Như vậy, ta tính được công của lực điện để dịch chuyển điện tích $q_{2}$ từ điểm M (cách $q_{1}$ 1m) đến N (cách $q_{1}$ 1,2m) là
$A_{MN} = q_{2}(V_{M} - V_{N}) = q_{2}(\dfrac{k.q_{1}}{r_{1}} - \dfrac{kq_{1}}{r_{2}}) = -4,5.10^{-10} J$
Như vậy, công của ngoại lực cần phải bỏ ra để kéo hai điện tích trên là $A_{ngl} = -A = 4,5.10^{-10} J$
@zkd: Công trên là công lực điện nghe bạn, còn công ở đây là công ngoại lực, ngoại lực này ngược chiều với chiều lực điện.
Chị ơi nhưng e nghe cô giáo e bảo là dùng thế năng tĩnh điện ạ.
Chú ý viết Tiếng Việt có dấu
chị oi nhung e nghe co giao em bao la dung thế năng tĩnh điện ạ.
 
Thực ra công thức trên là dựa trên thế năng tĩnh điện đó bạn: "Độ giảm thế năng bằng công của lực điện tác dụng vào vật" $W_{tM} = q_{2}.V_{M}; W_{tN} = q_{2}.V_{N}$. Các công thức trên thì trong SGK nâng cao, cơ bản đều có bạn kiểm tra lại đi. Thks, mà là nam không phải là nữ nghe bạn :pudency:
Mà bạn chú ý phải chọn mốc thế năng ở tại điểm đặt $q_{1}$ nghe, quên mất. :)
Mình chỉ muốn hỏi bạn là giáo viên lớp bạn có cho dùng công thức tính điện thế tại một điểm như trên đó không? Nếu không thì giáo viên không nên ra bài này, công thức tính điện thế này mình thấy nhiều sách tham khảo dùng rồi, còn trên lớp không biết sao nữa?
 
Thực ra công thức trên là dựa trên thế năng tĩnh điện đó bạn: "Độ giảm thế năng bằng công của lực điện tác dụng vào vật" $W_{tM} = q_{2}.V_{M}; W_{tN} = q_{2}.V_{N}$. Các công thức trên thì trong SGK nâng cao, cơ bản đều có bạn kiểm tra lại đi. Thks, mà là nam không phải là nữ nghe bạn :pudency:
Mà bạn chú ý phải chọn mốc thế năng ở tại điểm đặt $q_{1}$ nghe, quên mất. :)
Mình chỉ muốn hỏi bạn là giáo viên lớp bạn có cho dùng công thức tính điện thế tại một điểm như trên đó không? Nếu không thì giáo viên không nên ra bài này, công thức tính điện thế này mình thấy nhiều sách tham khảo dùng rồi, còn trên lớp không biết sao nữa?
Xin lỗi. Em nhầm ạ. Nhưng nếu cả $q_1$ và $q_2$ cùng di chuyển thì phải làm như thế nào ạ
Chú ý viết Tiếng Việt có dấu

xin loi. e nham ah.hehe
nhung neu ca q1 va q2 cùng di chuyển thì fai lam ntn ah???
 
Thật ra cái cách zkd là tổng quát nhất nhưng do ở chương trình phổ thông với lại lớp 11 chưa đụng đến tích phân nên cách đơn giản nhất là ta giả sử cho một điện tích cố định còn điện tích kia dịch chuyển thôi, có như vậy ta mới tính được bằng công thức điện thế vì nếu không thì điện thế này không chỉ phụ thuộc vào vị trí (r) mà còn cả thời gian nữa (do điện thế này di chuyển so với điện thế kia). Mà bài toán như vậy thì khá phức tạp với chương trình phổ thông.
 

Quảng cáo

Back
Top