Số điểm dao động cực đại trên đường tròn tâm C là?

lkshooting

Member
Bài toán: Trên bề mặt chất lỏng cho $2$ nguồn dao động vuông góc với bề mặt chất lỏng có phương trình dao động $ u_a=3\cos (10\pi) cm$ và $u_b=5\cos (10\pi + \pi/3).$ Tốc độ truyền sóng trên dây là $ V=50cm/s . $;$AB=30cm$. cho điểm $ C$ trên đoạn $ AB$, cách $A$ là $18cm$; cách $ B$ là $12cm$. Vẽ vòng tròng đường kính $ 10cm$, tại tâm $ C.$ Số điểm dao động cực đại trên đường tròn là?
 
lkshooting đã viết:
Bài toán: Trên bề mặt chất lỏng cho $2$ nguồn dao động vuông góc với bề mặt chất lỏng có phương trình dao động $ u_a=3\cos (10\pi) cm$ và $u_b=5\cos (10\pi + \pi/3).$ Tốc độ truyền sóng trên dây là $ V=50cm/s . $;$AB=30cm$. cho điểm $ C$ trên đoạn $ AB$, cách $A$ là $18cm$; cách $ B$ là $12cm$. Vẽ vòng tròng đường kính $ 10cm$, tại tâm $ C.$ Số điểm dao động cực đại trên đường tròn là?

Lời giải
  • Giả sử đường tròn tâm $C$ cắt $AC$ tại $P$ và cắt $CB$ tại $Q$.
  • Giả sử tại điểm M thuộc PQ và phần tử vật chất tại đó dao động với biên độ cực đại.
  • Khi đó, điểm M thỏa mãn $$d_2-d_1=\dfrac{\lambda}{6}+k\lambda.$$
  • Khi M trùng với P thì ta có $$d_2-d_1=BP-AP=17-13=4.$$
  • Khi M trùng với Q thì ta có $$d_2-d_1=BQ-AQ=7-23=-16.$$
  • Từ đó, suy ra $$-16 \le d_2-d_1 \le 4.$$
  • Mặt khác, dễ thấy $\lambda=10 \ cm$ nên $$-16\le \dfrac{10}{6}+10k \le 4.$$
  • Suy ra $$-1,76 \le k \le 0,23 \to k=-1;0$$
  • Vậy trên đường tròn có $2.2=4$ điểm dao động với biên độ cực đại.
 
Tại sao lại có điều này giải thích giùm e với
Trả lờ:
Độ lệch pha khi xét từ một điểm tới hai nguồn là:
$$\Delta \phi = -\Delta \varphi + \dfrac{2 \pi(d_2-d_1)}{\lambda}.$$
Với $\Delta \varphi$ là độ lệch pha giữa hai nguồn.
Để tại điểm đó dao động với biên độ cực đại thì:
$$\Delta \phi =k2\pi.$$
Từ đó ra có công thức của anh Tuân.
 

Quảng cáo

Back
Top