Vật dừng lại ở vị trí cách VTCB bao nhiêu?

Độ giảm biên độ trong 1 chu ki $\Delta A=\dfrac{4\mu mg}{K}=0,12\left(cm\right)$; số chu kì vật thực hiện được $nT=\dfrac{A}{\Delta A}=8T+\dfrac{T}{4}+\dfrac{T}{12}$; Vị trí cân bằng động $\left | x \right |=\dfrac{\mu mg}{k}=0,03\left(cm\right)$; nghĩa là sau (8+1/4) chu kì dao động; vật sẽ dừng lại ở 1 vị trí nào đó trong khoảng -0,03(cm) đến 0,03(cm); sau (8+1/4) chu kì; biên độ dao động của vật là:A=1-8,25.0, 12=0,01(cm); sau (8+1/4)T vật đang ở vị trí cân bằng động O' $\Rightarrow$ vật sẽ dừng lại ở vị trí cách vị trí O' 0,01 (cm)$\Rightarrow$ cách O 0,02(cm)
 

Attachments

  • capture1.JPG
    capture1.JPG
    3.7 KB · Đọc: 261
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Con lắc lò xo nằm ngang có k=500N/m, m=50g.Hệ số ma sát=0,3. Kéo vật ra khỏi VTCB 1 đoạn 1cm rồi thả nhẹ.Vật dừng lại ở vị trí cách VTCB bao nhiêu?
A. 0,03 cm
B. 0,3 cm
C. 0,02 cm
D. 0,2 cm

Số nửa dao động: $$N=17$$
Vị trí dừng: $d_N=\left(-1\right)^{N-1} \left(A_0-\dfrac{2NF_{ms}}{k} \right)=-0,02\, cm$
Vậy vị trí dừng (điểm N) thuộc tia đối tia OA, cách O một khoảng $0,02\, cm$
Đáp án C.
 
công thức chứng minh sao vậy bạn

Em nghĩ là làm như này:
Sau mỗi nửa chu kì, biên giảm:
$$\Delta A\dfrac{2F_{ms}}{k}$$
Vậy sau $N$ chu kì thì biên giảm $N \Delta A$
Vậy thì còn lại là $A_0-N \Delta A$
Mỗi lần nửa chu kì, biên lại ngược dấu nhau
Suy ra vị trí dừng là cái công thức trên ...
 
Độ giảm biên độ trong 1 chu ki $\Delta A=\dfrac{4\mu mg}{K}=0,12(cm)$; số chu kì vật thực hiện được $nT=\dfrac{A}{\Delta A}=8T+\dfrac{T}{4}+\dfrac{T}{12}$; Vị trí cân bằng động $\left | x \right |=\dfrac{\mu mg}{k}=0,03(cm)$; nghĩa là sau (8+1/4) chu kì dao động; vật sẽ dừng lại ở 1 vị trí nào đó trong khoảng -0,03(cm) đến 0,03(cm); sau (8+1/4) chu kì; biên độ dao động của vật là:A=1-8,25.0,12=0,01(cm); sau (8+1/4)T vật đang ở vị trí cân bằng động O' => vật sẽ dừng lại ở vị trí cách vị trí O' 0,01 (cm)=> cách O 0,02(cm)

Bạn xem lại giúp mình.Sao lại k tính $\dfrac{T}{12}$?
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Các bạn làm kĩ hơn một chút giúp mình được không? Tại sao có vị trí cân bằng động thì đi từ biên đến vị trí cân bằng động chính bằng $\dfrac{T}{4}$ nhỉ? Với lại tại sao lại không tính phần $\dfrac{T}{12}$ còn dư ra nữa, các bạn giúp mình với :too_sad:
 

Quảng cáo

Back
Top