Gia tốc của vật A ngay sau khi cắt bằng

ASBQE

New Member
Bài toán
2 vật A và B lần lượt có khối lượng lần lượt là m và 2m đc nối với nhau bằng 1 sợi dây mảnh không giãn và treo vào 1 lò xo thẳng đứng. Vật A trên B dưới. Khi hệ đứng yên ở VTCB người ta cắt đứt dây nối giữa 2 vật. Gia tốc của vật A ngay sau khi cắt bằng bao nhiều?
( Đáp án 2g)

Bài toán
con lắc đơn có $l=0,992$(m), $m=25\left(g\right)$, $g=9,8$. Với biên độ $\alpha _{0}=4^{0}$ trong môi trường chân không. Năng lượng dao động của con lắc là?
( bài này tính theo công thức $W=mgl\dfrac{\alpha^{2 }}{2}$
(Đáp án là $5,5.10^{-5}$
 
Câu 1: $\Delta l_{1}=\dfrac{3mg}{K}$
Sau khi cắt dây thì : $\Delta l_{2}=\dfrac{mg}{K}$
A = $\Delta l_{1}-\Delta l_{2}= \dfrac{2mg}{K}$
$\omega = \sqrt{\dfrac{K}{m}}$
a = $-\omega ^{2}A=-2g$ (tùy vào chọn chiều dương)
Câu 2: Áp dụng công thức W = $mgl\left(1-\cos\alpha _{0}\right)$ =$5,922.10^{-4}$
 
Câu 3: Có con lắc đơn treo cạnh nhau cùng chiều dài, 3 vật bằng sắt, nhôm, gỗ(khối lượng riêng :sắt>nhôm>gỗ) cùng kích thước và đc phủ 1 lớp sơn ngoài để có 1 lực cản như nhau. Kéo 3 vật sao cho 3 sợi dây lệch 1 góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ thì ?

Đá: Con lắc bằng sắt dừng lại sau cùng
(giải thích hộ mình)

Câu 4:Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương nằm ngang với biên độ A. Đúng lúc con lắc đi qua vị trí động năng bằng $1/4$ cơ năng và đang giãn thì người ta cố định 1 điểm chính giữa của lò xo, kết quả làm cho lò xo dao động với biên độ $A'$. Hãy lập tỉ lệ giữa biện độ A và A'
ĐÁ:$\sqrt{\dfrac{7}{13}}$

Câu 5: Một CLLX đặt trên mặt phằng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có 1 đầu cố định, đầu kia gắn với vật $m1$. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí lò xo nén 6 cm, đặt vật nhỏ $m2$ có khối lượng bằng $m2=2m1$. Trên mặt phằng nằm ngang và sát với m1. Buông nhẹ để 2 vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa 2 vật m1 và m2 là bn?
(đa: 1, 97cm)
 
Câu 3: Ta có công thức tính cơ năng : W= $\dfrac{m\omega ^{2}A^{2}}{2}$
$\omega$ ba quả cầu là như nhau, lực cản như nhau, biên độ cũng giống nhau, chỉ khác nhau ở khối lượng.
$\Rightarrow$ Wsắt > Wnhôm > Wgỗ
$\Rightarrow$ con lắc sắt dừng lại sau cùng
Câu 4: W = $\dfrac{KA^{2}}{2}$
W' = W - W'' (Trong đó W'' là cơ năng bị giữ trong đoạn nối với điểm cố định)
W'' = $\dfrac{\left(2K\right)\left(\dfrac{A\sqrt{3}}{4}\right)^{2}}{2}$
$\Rightarrow$ W' = $\dfrac{5KA^{2}}{16}$
mà ta lại có W'= $\dfrac{\left(2K\right)A'^{2}}{2}$
$\Rightarrow$ $\dfrac{A}{A'} = \dfrac{4}{\sqrt{5}}$
Câu5:$v_{0}=\omega _{0}A_{0}=\sqrt{\dfrac{K}{3m}}\times 6=2\sqrt{3}\sqrt{\dfrac{K}{m}}$
Tại O thì m2 tách ra khỏi m1 và chuyển động đều với $v_{2}=v_{0}=2\sqrt{3}\sqrt{\dfrac{K}{m}}$
A' = $2\sqrt{3}$ (cm)
$t_{O\rightarrow A'}= \dfrac{T}{4}= \dfrac{\pi }{2}\sqrt{\dfrac{m}{K}}$
$S_{m2\rightarrow t}=v_{2}t=2\sqrt{3}\sqrt{\dfrac{K}{m}}\dfrac{\pi }{2}\sqrt{\dfrac{m}{K}}=\sqrt{3}\pi$
$\Delta S=S_{m_{2}\rightarrow t}-A' = 1,977\left(cm\right)$
 

Quảng cáo

Back
Top