Con lắc tiếp tục dao động điều hòa với biên độ?

hoankuty

Ngố Design
Bài toán
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 100g và lò xo có $K=40 \ \text{N}/\text{m}$ được đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát. Vật nhỏ đang nằm yên ở vị trí cân bằng, tại t=0, tác dụng lực F=2N lên vật, cho con lắc dao động điều hòa, tại t=$\dfrac{29\pi }{120}$ s thì ngưng tác dụng F. Con lắc tiếp tục dao động điều hòa với biên độ?
A. 9 cm
B. 7 cm
C. 10 cm
D. 8 cm
 
Bài toán
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 100g và lò xo có $K=40 \ \text{N}/\text{m}$ được đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát. Vật nhỏ đang nằm yên ở vị trí cân bằng, tại t=0, tác dụng lực F=2N lên vật, cho con lắc dao động điều hòa, tại t=$\dfrac{29\pi }{120}$ s thì ngưng tác dụng F. Con lắc tiếp tục dao động điều hòa với biên độ?
A. 9 cm
B. 7 cm
C. 10 cm
D. 8 cm
Làm ra mà không có đáp án :D
 
Bài toán
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 100g và lò xo có $K=40 \ \text{N}/\text{m}$ được đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát. Vật nhỏ đang nằm yên ở vị trí cân bằng, tại t=0, tác dụng lực F=2N lên vật, cho con lắc dao động điều hòa, tại t=$\dfrac{29\pi }{120}$ s thì ngưng tác dụng F. Con lắc tiếp tục dao động điều hòa với biên độ?
A. 9 cm
B. 7 cm
C. 10 cm
D. 8 cm
Đánh máy lại mỏi tay bạn tham khảo bài 29 đề nè nhe, chỉ khác mỗi khoảng thời gian $t=2T+\dfrac{T}{4}+\dfrac{T}{6}$ thế nên phần còn lại sẽ khác :D
Kết quả $\approx 10cm$
Đ. Á:C.
 

Attachments

  • tang-hai-tuan---giai-chi-tiet-vat-li-khoi-a-2013.thuvienvatly.com.63e87.36220.pdf
    163 KB · Đọc: 184
Đáp án là C_nhưng mình làm rs D ?
Chu kỳ dao động $T =\dfrac{\pi }{10}s$
Ban đầu vật đang ở $VTCB$ thì có $F$ tác dụng, vì vậy $VTCB$ mới sẽ là $O’$ cách $VTCB$ cũ $O$ là: $\dfrac{F}{k}= 0, 05m = 5cm.$
Ta có:
$F_{x_{o}} =\dfrac{mv_{O'}^{2}}{2}+\dfrac{kx^2_o}{2}\Rightarrow v_{O′} = 1 \ \left(\text{m}/\text{s}\right).$​
Biên độ
$A′ =\dfrac{v_{O′}}{ω}=\dfrac{1}{20}= 5cm.$​
Sau thời gian $\dfrac{29\pi }{120}= 2T +\dfrac{T}{4}+\dfrac{T}{6}$ vật đang đi theo chiều âm, có toạ độ so với vị trí cân bằng mới $\dfrac{A′\sqrt{3}}{2}= 2,5\sqrt{3} cm$ và
$v′= -\omega \sqrt{A′^{2}- x_{O′}^{2}}= -50\sqrt{3}\left(\dfrac{cm}{s}\right).$​
Thôi tác dụng lực $F$ thì $VTCB$ lại ở $O'$ vì vậy nên toạ độ so với gốc $O$ là $x = 5 + 2,5\sqrt{3} cm$ biên độ mới là
$A =\sqrt{\left( 5 + 2,5\sqrt{3}\right)^2+\left(\dfrac{0,5\sqrt{3}}{20}\right)^2} =10,2...cm$​
Đ. Á: C.
 
Tọa độ s
Chu kỳ dao động $T =\dfrac{\pi }{10}s$
Ban đầu vật đang ở $VTCB$ thì có $F$ tác dụng, vì vậy $VTCB$ mới sẽ là $O’$ cách $VTCB$ cũ $O$ là: $\dfrac{F}{k}= 0, 05m = 5cm.$
Ta có:
$F_{x_{o}} =\dfrac{mv_{O'}^{2}}{2}+\dfrac{kx^2_o}{2}\Rightarrow v_{O′} = 1 \ \left(\text{m}/\text{s}\right).$​
Biên độ
$A′ =\dfrac{v_{O′}}{ω}=\dfrac{1}{20}= 5cm.$​
Sau thời gian $\dfrac{29\pi }{120}= 2T +\dfrac{T}{4}+\dfrac{T}{6}$ vật đang đi theo chiều âm, có toạ độ so với vị trí cân bằng mới $\dfrac{A′\sqrt{3}}{2}= 2,5\sqrt{3} cm$ và
$v′= -\omega \sqrt{A′^{2}- x_{O′}^{2}}= -50\sqrt{3}\left(\dfrac{cm}{s}\right).$​
Thôi tác dụng lực $F$ thì $VTCB$ lại ở $O'$ vì vậy nên toạ độ so với gốc $O$ là $x = 5 + 2,5\sqrt{3} cm$ biên độ mới là
$A =\sqrt{\left( 5 + 2,5\sqrt{3}\right)^2+\left(\dfrac{0,5\sqrt{3}}{20}\right)^2} =10,2...cm$​
Đ. Á: C.
Tọa độ so với vị trí cân bằng mới là 2,5 chứ?
 
Tọa độ s
Tọa độ so với vị trí cân bằng mới là 2,5 chứ?
Cậu chú ý lại cái chỗ nè nhe:
$t=2T+\dfrac{T}{4}+\dfrac{T}{6}$​
Do khoảng dư thời gian là $\dfrac{T}{4}+\dfrac{T}{6}$ nên góc lệch so với so với $Ox$ là $150^o$ chứ không phải là $120^o$ như trong đáp án đại học tớ gửi ở trên
 
Cậu chú ý lại cái chỗ nè nhe:
$t=2T+\dfrac{T}{4}+\dfrac{T}{6}$​
Do khoảng dư thời gian là $\dfrac{T}{4}+\dfrac{T}{6}$ nên góc lệch so với so với $Ox$ là $150^o$ chứ không phải là $120^o$ như trong đáp án đại học tớ gửi ở trên
Em làm lại thì đúng là em đã nhầm chỗ xác định tọa độ sau khi hết tác dụng lực. Nhưng đáp án đúng là $\approx 9,659cm$ chứ?
 

Quảng cáo

Back
Top