Khoảng cách hai chất điểm khi đó là?

091031103

New Member
Bài toán
Hai chất điểm A và B có khối lượng bằng nhau $m= 100 \ \text{g}$ nối với nhau bằng một sợi dây không dãn dài 20cm, chất điểm A gắn vào đầu dưới của lò xo có hệ số cứng $k=100 \ \text{N}/\text{m}$. Đầu kia của lò xo treo vào một điểm cố định. Cho $g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$. Khi hệ đang cân bằng, đốt đứt dây nối A và B, tính đến thời điểm A đi được 10cm và B đang rơi tự do thì khoảng cách hai chất điểm khi đó là
A. 21,25m
B. 22,25
C. 23,25
D. 31,25
 
Bài toán
Hai chất điểm A và B có khối lượng bằng nhau $m= 100 \ \text{g}$ nối với nhau bằng một sợi dây không dãn dài 20cm, chất điểm A gắn vào đầu dưới của lò xo có hệ số cứng $k=100 \ \text{N}/\text{m}$. Đầu kia của lò xo treo vào một điểm cố định. Cho $g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$. Khi hệ đang cân bằng, đốt đứt dây nối A và B, tính đến thời điểm A đi được 10cm và B đang rơi tự do thì khoảng cách hai chất điểm khi đó là
A. 21,25m
B. 22,25
C. 23,25
D. 31,25
Bạn xem lại A đi 10 hay 1cm. Nếu 10cm thì ra to lắm tận 147cm. Còn 1cm thì ra 22,25cm. Sau khi dây đứt thì A dao động điều hòa và B rơi tự do. Bạn tìm biên độ và chu kì của A rồi tính thời gian đến lúc yêu cầu, cũng là thời gian rơi của B. Để ý khoảng cách AB ban đầu nữa là xong.
 
Last edited:
22,25cm chứ nhỉ nếu 1 cm
Bạn xem lại A đi 10 hay 1cm. Nếu 10cm thì ra to lắm tận 146cm. Còn 1cm thì ra 21,25cm. Sau khi dây đứt thì A dao động điều hòa và B rơi tự do. Bạn tìm biên độ và chu kì của A rồi tính thời gian đến lúc yêu cầu, cũng là thời gian rơi của B. Để ý khoảng cách AB ban đầu nữa là xong.
 
Sau khi đốt dây thì chỉ có vật A dao động điều hòa, VTCB bị dịch chuyển lên trên một đoạn $x=\dfrac{m_{B}g}{k}=1cm=A$
Ta có: $10cm=10A\rightarrow2,5T$ nên lúc này A đang ở biên trên, còn B đã rơi tự do được 2,5T
$\rightarrow$ Khoảng cách: $d=0,2+0,02+\dfrac{1}{2}g\left(2,5T\right)^{2}=1,47m$
 
Last edited:
  • Like
Reactions: FTU
Ừ t nhầm. 22,25
Đáp án 21,25 là đúng rồi mà bạn
Khi cắt dây thì vị trí cân bằng bị dịch lên 1cm và A dao động quanh vị trí cân bằng mới, sau khi đi được quãng được quãng đường 10cm tức là 5T thì trở về vị trí ban đầu khi chưa cắt dây
Như vậy thì không tính 1cm vào khoảng cách đâu bạn à, chỉ tính tổng chiều dài dây và quãng đường B đi được thôi.
 
Đáp án 21,25 là đúng rồi mà bạn
Khi cắt dây thì vị trí cân bằng bị dịch lên 1cm và A dao động quanh vị trí cân bằng mới, sau khi đi được quãng được quãng đường 10cm tức là 5T thì trở về vị trí ban đầu khi chưa cắt dây
Như vậy thì không tính 1cm vào khoảng cách đâu bạn à, chỉ tính tổng chiều dài dây và quãng đường B đi được thôi.
22,25 chứ bạn. Lúc đó mới chỉ 2,5T thôi. Nếu chọn gốc O là vị trí lò xo k dãn thì thời điểm 2,5T A ở đúng ngay O. B đi 0,25 và ban đầu 22
 
22,25 chứ bạn. Lúc đó mới chỉ 2,5T thôi. Nếu chọn gốc O là vị trí lò xo k dãn thì thời điểm 2,5T A ở đúng ngay O. B đi 0,25 và ban đầu 22
Ừ mình nhầm chỗ 5T với 2,5 T
Nhưng 2,5T là 0,5s thì quãng đường B đi được là 1,25cm bạn à, như vậy cuối cùng khoảng cách là 23,25cm
 

Quảng cáo

Back
Top