Hỏi sau 1 phút có bao nhiêu chấm sáng trên màn, biết chu kỳ bán rã của Ra là 1590 năm

Thảo Bùi

Active Member
Bài toán
Một hạt bụi $Ra^{226}_{88}$ có khối lượng $1,8.10^{-8}$ (g) nằm cách màn huỳnh quang 1cm. Màn có diện tích 0,03cm$^{2}$. Hỏi sau 1 phút có bao nhiêu chấm sáng trên màn, biết chu kỳ bán rã của Ra là 1590 năm:
A. 50
B. 200
C. 100
D. 150
 
+) Ban đầu $N_{0} = 4,794. 10^{13}$

+) Ta được biết số chấm sáng trên màn hình quang bằng đúng số hạt phân ra đập vào :
$n= \dfrac{N_{px}S}{4\pi R^{2}}$

+) Npx= $N_{0} \left( 1 -e^{-\lambda t} \right)$

Thay số ta tính được kết quả n= 95

Ở bài trên mình tính có sai số 1 là tính sai hoặc là do mình dùng CT khi t<<T >:D<

Ta chọn C
 
- Số hạt nhân Ra bị phân rã $\Delta N = {N_0}\lambda t$ (do $t\ll T$).
- Các hạt \alpha phóng ra đều theo mọi phương nên số hạt \alpha đập vào màn huỳnh quang là $\dfrac{\Delta N}{4\pi r^2}. S$
- Đây cũng là số chấm sáng trên màn: 94,97 $\approx$ 95.
Sao k có đáp án nhỉ?
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top