Có bao nhiêu điểm dao động cùng pha với A trên IM?

chinhanh9

Member
Bài toán
2 nguồn A, B ngược pha cách nhau $20cm, \lambda= 3 cm$. I là trung điểm của AB. Dựng hình vuông AIMN. Có bao nhiêu điểm dao động cùng pha với A trên IM?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
 
Bài toán
2 nguồn A, B ngược pha cách nhau $20cm, \lamda= 3 cm$. I là trung điểm của AB. Dựng hình vuông AIMN. Có bao nhiêu điểm dao động cùng pha với A trên IM?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Điểm D thuộc đoạn thẳng IM dao động cùng pha với A trễ pha so với A $\dfrac{2\pi d}{\lambda }$ (d là khoảng cách từ A đến D)

Ta có $\dfrac{2\pi d}{\lambda }=k.2\pi \left(k>0 \right)\Leftrightarrow d=k\lambda $ (k nguyên) và $10\leq d\leq 10\sqrt{2}$.

Do đó, k = 4.

Vậy, có một điểm dao động cùng pha với A.
A.
 
Last edited:
Điểm D thuộc đoạn thẳng IM dao động cùng pha với A trễ pha so với A $\dfrac{2\pi d}{\lambda }$ (d là khoảng cách từ A đến D)

Ta có $\dfrac{2\pi d}{\lambda }=k.2\pi \left(k>0 \right)\Leftrightarrow d=k\lambda $ (k nguyên) và $10\leq d\leq 10\sqrt{2}$.

Do đó, k = 4.

Vậy, có một điểm dao động cùng pha với A.
A.
Mình nghĩ dao động của D là tổng hợp của 2 dao động do A và B gửi tới chứ có phải của mình A đâu (giao thoa sóng) nên khi sóng của A gửi tới D cùng pha với A thì chưa chắc dao động của D đã cùng pha với A.
Bạn nghĩ sao? Có thể giải thích giúp mình với được không?
 
Lời giải

Theo mình nghĩ thế này:
Giả sử phương trình dao động của A, B lần lượt là:
$u_A=A\cos \left(\omega t\right); u_B=A\cos \left(\omega t+\pi \right)$
Suy ra phương trình dao động tại C là:
$u_C=C\cos \left(\omega t-\dfrac{\pi \left(2d\right)}{3}+\dfrac{\pi }{2}\right)$
Để A, C dao động cùng pha thì:
$\dfrac{\pi \left(2d\right)}{\lambda }-\dfrac{\pi }{2}=K_2\pi \Rightarrow d=\dfrac{3}{4}+3\pi K$
$\Rightarrow 10\leq d \leq 10\sqrt{2}\Rightarrow 3,08\leq K\leq 4,6$
Vậy K=4, mình chon A!
 
Mình nghĩ dao động của D là tổng hợp của 2 dao động do A và B gửi tới chứ có phải của mình A đâu (giao thoa sóng) nên khi sóng của A gửi tới D cùng pha với A thì chưa chắc dao động của D đã cùng pha với A.
Bạn nghĩ sao? Có thể giải thích giúp mình với được không?
Này em ơi nếu bài này hỏi số điểm dao động cùng pha với A trên MN thì khá hay đấy, em giải thế nào?
 
Lời giải

Theo mình nghĩ thế này:
Giả sử phương trình dao động của A, B lần lượt là:
$u_A=A\cos \left(\omega t\right); u_B=A\cos \left(\omega t+\pi \right)$
Suy ra phương trình dao động tại C là:
$u_C=C\cos \left(\omega t-\dfrac{\pi \left(2d\right)}{3}+\dfrac{\pi }{2}\right)$
Để A, C dao động cùng pha thì:
$\dfrac{\pi \left(2d\right)}{\lambda }-\dfrac{\pi }{2}=K_2\pi \Rightarrow d=\dfrac{3}{4}+3\pi K$
$\Rightarrow 10\leq d \leq 10\sqrt{2}\Rightarrow 3,08\leq K\leq 4,6$
Vậy K=4, mình chon A!
Chị ơi nếu 2 nguồn khác biên độ thì cái công thức tổng hợp sóng $u_C$ của chị hình như không đúng nữa. Còn nếu hai nguồn cùng biên độ thì các điểm trên IM không dao động vậy thì làm sao cùng pha được nhỉ?
 
T nghĩ tại trung trực thì pha của dao động tổng hợp sẽ theo pha của dao động có biên độ lớn hơn nên bài trên phải có 2 TH : A có biên độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn .
 

Quảng cáo

Back
Top