Ở thời điểm lò xo có độ dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa m1 và m2 là

tam01235

Member
Bài toán
Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ m2 (m2 =m1) trên mặt phẳng nằm ngang, sát với m1. Buông nhẹ để 2 vật bắt đầu chuyển động theo phương ngang của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có độ dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa m1 và m2 là
A. 4,6 cm
B. 2,3 cm
C. 5,7 cm
D. 3,2 cm
 
Bài toán
Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ m2 (m2 =m1) trên mặt phẳng nằm ngang, sát với m1. Buông nhẹ để 2 vật bắt đầu chuyển động theo phương ngang của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có độ dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa m1 và m2 là
A. 4,6 cm
B. 2,3 cm
C. 5,7 cm
D. 3,2 cm
Lúc 2m gắn với nhau V$_{max}$=$\sqrt{\dfrac{K}{2m}}$.8
2 vật tách nhau tại VTCB.
M$_{1}$ dao động với biên độ mới và chu kì mới vận tốc max không đổi
m$_{2}$ chuyển động thẳng đều với vận tốc max .
2 vật đi được khoảng thời gian $\dfrac{T'}{4}$ thì tính được khoảng cách 2 vật . Chọn D.
 
Tại sao 2 vật tách ở vtcb vậy bạn, mình nghĩ v1 đang đẩy v2 thì qua vtcb nó cũng đẩy tiếp đến bên bên kia mới tách chứ
 
Bài toán
Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ m2 (m2 =m1) trên mặt phẳng nằm ngang, sát với m1. Buông nhẹ để 2 vật bắt đầu chuyển động theo phương ngang của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có độ dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa m1 và m2 là
A. 4,6 cm
B. 2,3 cm
C. 5,7 cm
D. 3,2 cm
Bài toán được chia làm 2 giai đoạn:

GĐ1:Khi cả 2 vật cùng dao động với biên độ A và tần số góc $\omega =\sqrt{\dfrac{k}{m_{1}+m_{2}}}$.

$\rightarrow v_{0max}=\omega .A$.

GĐ2 do tính tương đối nên giả định là 2 vật tách nhau ở VTCB (vì khi này, gia tốc có chiều âm nên lực quán tính theo chiều dương, nó có xu hướng kéo m2 ra khỏi m1). Khi này, tương quan chuyển động của 2 vật :

Vật 1 dao động điều hòa với tần số $\omega =\sqrt{\dfrac{k}{m_{1}}}$ và biên độ $A'=\dfrac{v_{0max}}{\omega '}=A.\sqrt{\dfrac{m_{1}}{m_{1}+m_{2}}}$.

Vật 2:chuyển động thẳng đều với vận tốc $v_{0max}$.

Khi m1 tới biên dương thì m2 đi được:

$s=v_{0max}.0,25.T_{1}=\dfrac{\pi }{2}.A.\sqrt{\dfrac{m_{1}}{m_{1}+m_{2}}}$.

Khoảng cách 2 vật:

$\Delta x=s-A'\approx 3,2\left(cm\right)$.

D.
 
Ở trên diễn đàn mình đưa bài này về công thức rùi:
$$d=A\sqrt{\dfrac{m_{1}}{m_{1}+m_{2}}}\left(\dfrac{\pi }{2}-1\right)$$
 
Các bạn cho mình hỏi nếu như có ma sát thì 2 vật tách nhau ở vị trí lò xo không biến dạng hay ở vị trí cân bằng mới và chứng minh luôn hộ mình nhé. Thanks!
 
Các bạn cho mình hỏi nếu như có ma sát thì 2 vật tách nhau ở vị trí lò xo không biến dạng hay ở vị trí cân bằng mới và chứng minh luôn hộ mình nhé. Thanks!
Nếu 2 vật ma sát trên đường đi thì tách nhau ở VTCB mới . Có công thức tính
(Dạng bài này ít ra)
Thường hỏi lúc m2 tách ra dao động với gia tốc a rồi tính khoảng cách thôi
 
Bài toán được chia làm 2 giai đoạn:

GĐ1:Khi cả 2 vật cùng dao động với biên độ A và tần số góc $\omega =\sqrt{\dfrac{k}{m_{1}+m_{2}}}$.

$\rightarrow v_{0max}=\omega .A$.

GĐ2 do tính tương đối nên giả định là 2 vật tách nhau ở VTCB (vì khi này, gia tốc có chiều âm nên lực quán tính theo chiều dương, nó có xu hướng kéo m2 ra khỏi m1). Khi này, tương quan chuyển động của 2 vật :

Vật 1 dao động điều hòa với tần số $\omega =\sqrt{\dfrac{k}{m_{1}}}$ và biên độ $A'=\dfrac{v_{0max}}{\omega '}=A.\sqrt{\dfrac{m_{1}}{m_{1}+m_{2}}}$.

Vật 2:chuyển động thẳng đều với vận tốc $v_{0max}$.

Khi m1 tới biên dương thì m2 đi được:

$s=v_{0max}.0,25.T_{1}=\dfrac{\pi }{2}.A.\sqrt{\dfrac{m_{1}}{m_{1}+m_{2}}}$.

Khoảng cách 2 vật:

$\Delta x=s-A'\approx 3,2\left(cm\right)$.

D.
Cho em hỏi tại sao Vmax lại không thay đổi?
 

Quảng cáo

Back
Top