Thời điểm để biên độ cực đại

NMH

New Member
Bài toán
Hai con lắc lò xo giống nhau đều gồm hai vật có khối lượng 4 Kg gắn vào hai lò xo có độ cứng 100N/m. Hai con lắc được đặt sát bên nhau sao cho hai trục dao động (cũng là trục các lò xo) được coi là trùng nhau và nằm ngang. Từ VTCB kéo hai vật theo phương của trục lò xo về cùng một phía thêm đoạn 4 cm và buồn nhẹ không cùng lúc. Chọn t=0 là thời điểm buông vật (1). Thời điểm phải buông vật (2) để dao động của (2) đối với (1) có biên độ dao động cực đại có thể là:
A. $\dfrac{\pi }{10}$ s
B. $\dfrac{3\pi }{10}$ s
C. $\dfrac{2\pi }{5}$ s
D. $\dfrac{3\pi }{5}$ s
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Hai con lắc lò xo giống nhau đều gồm hai vật có khối lượng 4 Kg gắn vào hai lò xo có độ cứng 100N/m. Hai con lắc được đặt sát bên nhau sao cho hai trục dao động (cũng là trục các lò xo) được coi là trùng nhau và nằm ngang. Từ VTCB kéo hai vật theo phương của trục lò xo về cùng một phía thêm đoạn 4 cm và buồn nhẹ không cùng lúc. Chọn t=0 là thời điểm buông vật (1). Thời điểm phải buông vật (2) để dao động của (2) đối với (1) có biên độ dao động cực đại có thể là:
A. pi/10 s
B. 3pi/10 s
C. 2pi/5 s
D. 3pi/5 s
Bạn đọc rõ nội quy nhé! Dùng Latex để gõ công thức nhé bạn!
 
Bài toán
Hai con lắc lò xo giống nhau đều gồm hai vật có khối lượng 4 Kg gắn vào hai lò xo có độ cứng 100N/m. Hai con lắc được đặt sát bên nhau sao cho hai trục dao động (cũng là trục các lò xo) được coi là trùng nhau và nằm ngang. Từ VTCB kéo hai vật theo phương của trục lò xo về cùng một phía thêm đoạn 4 cm và buồn nhẹ không cùng lúc. Chọn t=0 là thời điểm buông vật (1). Thời điểm phải buông vật (2) để dao động của (2) đối với (1) có biên độ dao động cực đại có thể là:
A. $\dfrac{\pi }{10}$ s
B. $\dfrac{3\pi }{10}$ s
C. $\dfrac{2\pi }{5}$ s
D. $\dfrac{3\pi }{5}$ s
Ta có:
Chu kì:
$$T=2\pi .\sqrt{\dfrac{4}{100}}=\dfrac{2\pi }{5}.$$
Điều kiện đề dao động (2) đối với dao động (1) có biên độ lớn nhất nghĩa là:
$$x=x_2-x_1=A\cos \left(\omega \left(t-t_o\right)\right) + A\cos \left(\omega t-\pi \right).$$
Có biên độ tổng hợp cực đại hay $x_2;x_1$ ngược pha nhau
(Với $t_o$ là khoảng thời gian sau khi thả vật 1 dao động thì buông vật 2). Do đó: tại thời điểm thả vật (2) vật
(1) phải ở biên âm (do vật (2) ở biên dương)
Do vậy:
Khoảng thời gian này ứng với bội lẻ của nửa chu kỳ.
Chọn $D$.
 

Quảng cáo

Back
Top