Tìm $NS_{1}$ ?

hoankuty

Ngố Design
Bài toán
Hai nguồn sóng $S_{1};S_{2}$ kết hợp giao thoa với phương trình $u_{1}=a.\cos \left(\omega t+\dfrac{2\pi }{3}\right)\left(cm\right)$ và $u_{2}=a.\cos \left(\omega t+\dfrac{\pi }{6}\right)\left(cm\right)$. Bước sóng $\lambda =5\left(cm\right)$ và $S_{1}S_{2}=31,25\left(cm\right)$. Gọi M là điểm cực đại giữa. Biết N là giao điểm của dãy cực đại đi qua điểm cùng pha với $S_{2}$ và gần trung điểm của $MS_{1}$ nhất với đường thẳng qua $S_{1}$ và vuông góc với $S_{1}S_{2}$. Tìm $NS_{1}$?
 
Last edited:
Bài toán
Hai nguồn sóng $S_{1};S_{2}$ kết hợp giao thoa với phương trình $u_{1}=a.\cos \left(\omega t+\dfrac{2\pi }{3}\right)\left(cm\right)$ và $u_{2}=a.\cos \left(\omega t+\dfrac{\pi }{6}\right)\left(cm\right)$. Bước sóng $\lambda =5\left(cm\right)$. Gọi M là điểm cực đại giữa. Biết N là giao điểm của dãy cực đại đi qua điểm cùng pha với $S_{2}$ và gần trung điểm của $MS_{1}$ nhất với đường thẳng qua $S_{1}$ và vuông góc với $S_{1}S_{2}$. Tìm $MS_{1}$?
Không cho chiều dài $S_{1}S_{2}$ à bạn?
 
Bài toán
Hai nguồn sóng $S_{1};S_{2}$ kết hợp giao thoa với phương trình $u_{1}=a.\cos \left(\omega t+\dfrac{2\pi }{3}\right)\left(cm\right)$ và $u_{2}=a.\cos \left(\omega t+\dfrac{\pi }{6}\right)\left(cm\right)$. Bước sóng $\lambda =5\left(cm\right)$ và $S_{1}S_{2}=31,25\left(cm\right)$. Gọi M là điểm cực đại giữa. Biết N là giao điểm của dãy cực đại đi qua điểm cùng pha với $S_{2}$ và gần trung điểm của $MS_{1}$ nhất với đường thẳng qua $S_{1}$ và vuông góc với $S_{1}S_{2}$. Tìm $MS_{1}$?
M là cực đại giữa biết $S_{1}S_{2}$ thì có j mà chả tìm được $MS_{1}$.
B xem lại cái đề bài hộ mình.:))
 
Đề đã chỉnh sửa!
$MS_{1}=16,25cm$
Gọi I là trung điểm $MS_{1}$ thì $S_{1}I=8,125cm$
Gọi P là điểm vừa cùng pha với nguồn 2 vừa dao động cực đại
ta có:
$PS_{1}-PS_{2}=\left(k+0,25\right)\lambda;PS_{1}+PS_{2}=31,25cm
\Rightarrow PS_2=15-2,5k$
mà $PS_{2}=k^{'}\lambda\Rightarrow k^{'}=3-0,5k;0<PS_{2}<31,25$
Tại I có $d_{2}-d_{1}=15cm$ nên thấy k=-2 là thỏa mãn.
Suy ra N thuộc dãy cực đại k=-2 nên
$NS_{1}-NS_{2}=-1,5\lambda=-7,5cm;
NS_{1}^{2}-NS_{2}^{2}=31,25^{2}\Rightarrow NS_{1}=61,4cm$
 
$MS_{1}=16,25cm$
Gọi I là trung điểm $MS_{1}$ thì $S_{1}I=8,125cm$
Gọi P là điểm vừa cùng pha với nguồn 2 vừa dao động cực đại
ta có:
$PS_{1}-PS_{2}=\left(k+0,25\right)\lambda;PS_{1}+PS_{2}=31,25cm
\Rightarrow PS_2=15-2,5k$
mà $PS_{2}=k^{'}\lambda\Rightarrow k^{'}=3-0,5k;0<PS_{2}<31,25$
Tại I có $d_{2}-d_{1}=15cm$ nên thấy k=-2 là thỏa mãn.
Suy ra N thuộc dãy cực đại k=-2 nên
$NS_{1}-NS_{2}=-1,5\lambda=-7,5cm;
NS_{1}^{2}-NS_{2}^{2}=31,25^{2}\Rightarrow NS_{1}=61,4cm$
Mình làm đúng không??????
 
Mình làm thế này :D
Tìm được OM=0,625; P gần O nhất dao động cực đại nên cách M khoảng MP=$\dfrac{\lambda }{2}=2,5$
$\Rightarrow$ OP=2,5-0,625= 1,875 $\Rightarrow$ d2-d1=2. OP= 3,75
mà d2+d1=31,25
$\Rightarrow$ d1=13,75 d2=17,5
Thấy mọi điểm trên S1S2 đều cùng pha với S2 $\Rightarrow$ P cũng cùng pha với S2 :D $\Rightarrow$ d2N-d1N= 3,75
$d2N^2-d1N^2=S_1S_2^2$
$\Rightarrow$ d1N=S1N$\approx 128,333333333$
Không biết có đúng không!!:)
 
M là điểm cực đại chính giữa và M bị lệch về phía nguồn trễ pha
$\Rightarrow S_{1}M-S_{2}M=1,25$,$S_{1}M+S_{2}M=31,25\Rightarrow S_{1}M=16,25$ và $S_{2}M=15$
Mọi điểm trên cực đại bậc k gần trung điểm I của $S_1M$ nhất thỏa mãn $d_{1}-d_{2}=\left(k+0,25\right)\lambda$ và $|d_{1}-d_{2}|< S_{2}I-S_{1}I=15$
do $k$ âm$\Rightarrow k+0,25> -3\Rightarrow k_{min}=-3$
$\Rightarrow S_1N-S_2N=-13,75$ và $S_2N^{2}-S_1N^{2}=31,25^{2}\Rightarrow S_1N=28,6cm$
 
Last edited:
M là điểm cực đại chính giữa và M bị lệch về phía nguồn trễ pha
$\Rightarrow S_{1}M-S_{2}M=1,25$,$S_{1}M+S_{2}M=31,25\Rightarrow S_{1}M=16,25$ và $S_{2}M=15$
Mọi điểm trên cực đại bậc k gần trung điểm I của $S_1M$ nhất thỏa mãn $d_{1}-d_{2}=\left(k+0,25\right)\lambda$ và $|d_{1}-d_{2}|< S_{2}I-S_{1}I=15$
do $k$ âm$\Rightarrow k+0,25> -3\Rightarrow k_{min}=-3$
$\Rightarrow S_1N-S_2N=-13,75$ và $S_2N^{2}-S_1N^{2}=31,25^{2}\Rightarrow S_1N=28,6cm$
Bạn không xét điều kiện cùng pha với $S_2$ à!
 
Mình làm thế này :D
Tìm được OM=0,625; P gần O nhất dao động cực đại nên cách M khoảng MP=$\dfrac{\lambda }{2}=2,5$
$\Rightarrow$ OP=2,5-0,625= 1,875 $\Rightarrow$ d2-d1=2. OP= 3,75
mà d2+d1=31,25
$\Rightarrow$ d1=13,75 d2=17,5
Thấy mọi điểm trên S1S2 đều cùng pha với S2 $\Rightarrow$ P cũng cùng pha với S2 :D $\Rightarrow$ d2N-d1N= 3,75
$d2N^2-d1N^2=S_1S_2^2$
$\Rightarrow$ d1N=S1N$\approx 128,333333333$
Không biết có đúng không!!:)
Bạn xem lại chỗ đó coi nếu $MP=3.2,5=7.5$ thì đoạn $OP$ mới nhỏ nhất chứ?
 
Bạn không xét điều kiện cùng pha với $S_2$ à!
Cái điểm P cùng pha với $S_2$ có thể nằm trên $S_1S_2$ hoặc ngoài $S_1S_2$ miễn sao thỏa mãn hệ thức $\dfrac{\pi \left(d_1+d_2\right)}{\lambda }-\dfrac{\pi }{4}=k_2\pi $ và gần I nhất. P là điểm cùng pha với $S_2$ và P có thể thuộc $S_1S_2$ hoặc nằm ngoài $S_1S_2$ miễn sao P thỏa mãn hệ thức $\dfrac{\pi \left(d_1+d_2\right)}{\lambda }-\dfrac{\pi }{4}=k_2\pi $. Nhưng điểm P ở đâu không quan trọng, cái chúng ta quan tâm là $d_1-d_2=$ bao nhiêu? Nghĩa là đường cực đại k đó là đường nào. Còn trên đường cực đại thì có rất nhiều điểm cùng pha với $S_2$ và P chỉ là điểm cùng pha và gần nhất với I mà thôi. Đề này chắc chế và thừa dữ kiện không cần thiết!
 
Ta thấy:Cực đại giữa lệch về phía nguồn chậm pha 1 đoạn là:

$a=\dfrac{\varphi _{1}-\varphi _{2}}{4\pi }\lambda =0,125\lambda $

Do đó: $MS_{2}=\dfrac{S_{1}S_{2}}{2}-a=3\lambda $
Nên M sẽ là cực đại cùng pha với $S_{2}$.
Mặt khác:

$MS_{1}=S_{1}S_{2}-MS_{2}=3,25\lambda$

Do vậy, giữa M và $S_{1}$ có 3 điểm cực đại cùng pha với $S_{2}$

Gọi I là trung điểm của $MS_{1}$. Khi đó ta có:

$MI=\dfrac{MS_{1}}{2}=1,625\lambda$

Vậy nên dãy cực đại qua N là dãy cực đại -2.

Có ngay:

$NS_{1}-NS_{2}=-4\lambda+\dfrac{\varphi _{1}-\varphi _{2}}{2\pi } =-3,75\lambda $.

Do đó:$NS_{2}^{2}-NS_{1}^{2}=S_{1}S_{2}^{2}$ và $NS_{2}-NS_{1}=3,75\lambda $

Tính được: $NS_{1}=\dfrac{10}{3}\lambda =\dfrac{50}{3} \left(cm\right)$

P/s:Buồn nhỉ =D>=D>=D>=D>_Đã sửa lại lời giải cho đúng!
 
Last edited:
Ta thấy:Cực đại giữa lệch về phía nguồn chậm pha 1 đoạn là:

$a=\dfrac{\varphi _{1}-\varphi _{2}}{4\pi }\lambda =0,125\lambda $

Do đó: $MS_{2}=\dfrac{S_{1}S_{2}}{2}-a=3\lambda $
Nên M sẽ là cực đại cùng pha với $S_{2}$.
Mặt khác:

$MS_{1}=S_{1}S_{2}-MS_{2}=3,25\lambda$

Do vậy, giữa M và $S_{1}$ có 3 điểm cực đại cùng pha với $S_{2}$

Gọi I là trung điểm của $MS_{1}$. Khi đó ta có:

$MI=\dfrac{MS_{1}}{2}=1,625\lambda$

Vậy nên dãy cực đại qua N là dãy cực đại -2.

Có ngay:

$NS_{1}-NS_{2}=-2\lambda-\dfrac{\varphi _{1}-\varphi _{2}}{2\pi } =-2,25\lambda $.

Do đó:$NS_{2}^{2}-NS_{1}^{2}=S_{1}S_{2}^{2}$ và $NS_{2}-NS_{1}=2,25\lambda $

Tính được: $NS_{1}=\dfrac{68}{9}\lambda =\dfrac{340}{9} \left(cm\right)$

P/s:Buồn nhỉ =D>=D>=D>=D>
Bài này chắc bạn chế, nhưng bạn chế thừa dữ kiện không có ý nghĩa là đoạn cùng pha. Bản chất thực chỉ là tìm đường cực đại và gần 1điểm cho trước nhất. Còn lúc tớ giải là bị nhầm công thức giao thoa $\dfrac{\pi \left(d_1-d_2\right)}{\lambda }-\dfrac{\varphi _2-\varphi _1}{2}$ thành $\dfrac{\pi \left(d_1-d_2\right)}{\lambda }-\dfrac{\varphi _1-\varphi _2}{2}$ thôi nên mới tính ra $d_1-d_2=-2,75\lambda $. Chứ $k-0,25> -3\Rightarrow k_{min}=-2$ và ra $-2,25\lambda$ thôi. Đừng có nói câu "buồn nhỉ" và với cái giọng điệu ấy, chỉ tạo nên sự khó chịu và thái độ trong mắt người khác mà thôi. Thân!
 
Last edited:
Bài này chắc bạn chế, nhưng bạn chế thừa dữ kiện không có ý nghĩa là đoạn cùng pha. Bản chất thực chỉ là tìm đường cực đại và gần 1điểm cho trước nhất. Còn lúc tớ giải là bị nhầm công thức giao thoa $\dfrac{\pi \left(d_1-d_2\right)}{\lambda }-\dfrac{\varphi _2-\varphi _1}{2}$ thành $\dfrac{\pi \left(d_1-d_2\right)}{\lambda }-\dfrac{\varphi _1-\varphi _2}{2}$ thôi nên mới tính ra $d_1-d_2=-2,75\lambda $. Chứ $k-0,25> -3\Rightarrow k_{min}=-2$ và ra $-2,25\lambda$ thôi. Thân!
Mình tính ra k=-2. Cơ mà lại lấy -2+0,25. Thế mới điên.:hell_boy::hell_boy::hell_boy:
 
Ta thấy:Cực đại giữa lệch về phía nguồn chậm pha 1 đoạn là:

$a=\dfrac{\varphi _{1}-\varphi _{2}}{4\pi }\lambda =0,125\lambda $

Do đó: $MS_{2}=\dfrac{S_{1}S_{2}}{2}-a=3\lambda $
Nên M sẽ là cực đại cùng pha với $S_{2}$.
Mặt khác:

$MS_{1}=S_{1}S_{2}-MS_{2}=3,25\lambda$

Do vậy, giữa M và $S_{1}$ có 3 điểm cực đại cùng pha với $S_{2}$

Gọi I là trung điểm của $MS_{1}$. Khi đó ta có:

$MI=\dfrac{MS_{1}}{2}=1,625\lambda$

Vậy nên dãy cực đại qua N là dãy cực đại -2.

Có ngay:

$NS_{1}-NS_{2}=-2\lambda-\dfrac{\varphi _{1}-\varphi _{2}}{2\pi } =-2,25\lambda $.

Do đó:$NS_{2}^{2}-NS_{1}^{2}=S_{1}S_{2}^{2}$ và $NS_{2}-NS_{1}=2,25\lambda $

Tính được: $NS_{1}=\dfrac{68}{9}\lambda =\dfrac{340}{9} \left(cm\right)$

P/s:Buồn nhỉ =D>=D>=D>=D>
À! Không hiểu chỗ này ^^
$MI=\dfrac{MS_{1}}{2}=1,625\lambda$ tưởng nó bằng a chứ nhỉ!!!
 
Bài này chắc bạn chế, nhưng bạn chế thừa dữ kiện không có ý nghĩa là đoạn cùng pha. Bản chất thực chỉ là tìm đường cực đại và gần 1điểm cho trước nhất. Còn lúc tớ giải là bị nhầm công thức giao thoa $\dfrac{\pi \left(d_1-d_2\right)}{\lambda }-\dfrac{\varphi _2-\varphi _1}{2}$ thành $\dfrac{\pi \left(d_1-d_2\right)}{\lambda }-\dfrac{\varphi _1-\varphi _2}{2}$ thôi nên mới tính ra $d_1-d_2=-2,75\lambda $. Chứ $k-0,25> -3\Rightarrow k_{min}=-2$ và ra $-2,25\lambda$ thôi. Thân!
Nếu chỉ là cực đại gần 1 điểm nhất thì sẽ là dãy cực đại ngược pha số -2 vì chỉ cách M có $1,5\lambda $( $1,625\lambda -1,5\lambda <2\lambda -1,625\lambda $). Nên đề sẽ không bị thừa trong bài này.
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top