Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?

dangngoctuan

New Member
Bài toán
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số 20 Hz, tại một điểm M cách A và B lần lượt là 16 cm và 20 cm, sóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB có 3 dây cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?
 
B. Bài toan:
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số 20 Hz, tại một
điểm M cách A và B lần lượt là 16 cm và 20 cm, sóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB có 3 dây cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?
+ Giữa trung trực của M và AB có ba dãy cực đại nên điểm M thuộc vân cực đại số 4.
+ Sử dụng biểu thức $d_2-d_1=k \lambda = 4 \lambda \Rightarrow \lambda=1cm$
+ Tốc độ truyền sóng: $v=\lambda f=1.20=20 \ \left(\text{cm}/\text{s}\right)$
P/s: Một bài khá cơ bản :)
 
+ Giữa trung trực của M và AB có ba dãy cực đại nên điểm M thuộc vân cực đại số 4.
+ Sử dụng biểu thức
$d_2-d_1=k \lambda = 4 \lambda$
$ \Rightarrow \lambda=1cm$
+ Tốc độ truyền sóng:
$v=\lambda f=1.20=20 \ \left(\text{cm}/\text{s}\right)$
P/s: Một bài khá cơ bản :)
Đọc kĩ đề xem chỗ tớ bôi màu có chắc chắn không nhe tại vì đề chỉ nói M thuộc cực đại chứ không nói nó cùng pha với nguồn, đề còn không cho pít 2 nguồn có cùng pha hay không nên lập luận của bạn cần cẩn thận :).
P/s:Cơ bản nhưng nhìu trường hợp phết đấy :)
 
Last edited:
Đọc kĩ đề xem chỗ tớ bôi màu có chắc chắn không nhe tại vì đề chỉ nói M thuộc cực đại chứ không nói nó cùng pha với nguồn, đề còn không cho pít 2 nguồn có cùng pha hay không nên lập luận của bạn cần cẩn thận :).
P/s:Cơ bản nhưng nhìu trường hợp phết đấy :)
Đề không nói cái đó nhưng giao thoa sóng trên mặt nước thì hai nguồn cùng pha (thí nghiệm sách giáo khoa mà)
 
Đề không nói cái đó nhưng giao thoa sóng trên mặt nước thì hai nguồn cùng pha (thí nghiệm sách giáo khoa mà)
C nhầm rồi. Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.:))
Bài nì biện luận trường hợp là chuẩn men rồi.:D. Nhưng dài phết. Bạn dangngocxuan tự làm nốt đi nhé.:v
p/s:Nhưng theo mình ý đồ của bài viết là cho hai nguồn cùng pha đấy. Thử làm xem có đáp án không.:v
 
C nhầm rồi. Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.:))
Bài nì biện luận trường hợp là chuẩn men rồi.:D. Nhưng dài phết. Bạn dangngocxuan tự làm nốt đi nhé.:v
p/s:Nhưng theo mình ý đồ của bài viết là cho hai nguồn cùng pha đấy. Thử làm xem có đáp án không.:v
Đúng là hai nguồn kết hợp là hai nguồn như bạn nói nhưng khi ta kích thích dao động phần tử hai nguồn thì nó dao động cùng pha (cùng đi lên cùng đi xuống) do nó chịu cần rung tác dụng mà :)
 
Đúng là hai nguồn kết hợp là hai nguồn như bạn nói nhưng khi ta kích thích dao động phần tử hai nguồn thì nó dao động cùng pha (cùng đi lên cùng đi xuống) do nó chịu cần rung tác dụng mà :)
Cho dù cùng một cần rung đi chăng nữa thì chưa chắc nó đã cùng pha (cái nè hoàn toàn có thể thí nghiệm thực tế để chứng minh), trong bài giải của em có khá nhiều chỗ ngộ nhận, đúng như bạn Huyền nói bài này có nhìu TH và cần biện luận tuy các TH đều là cơ bản nhưng nó dài mà cài j dài thì anh rất ngại nên chúc bạn chủ topic tìm ra hướng đi đúng đắn và cả gxoan :)
Thân ái!!! Chưa pít năm sau các em sẽ đi về đâu =))
 
Cho dù cùng một cần rung đi chăng nữa thì chưa chắc nó đã cùng pha (cái nè hoàn toàn có thể thí nghiệm thực tế để chứng minh), trong bài giải của em có khá nhiều chỗ ngộ nhận, đúng như bạn Huyền nói bài này có nhìu TH và cần biện luận tuy các TH đều là cơ bản nhưng nó dài mà cài j dài thì anh rất ngại nên chúc bạn chủ topic tìm ra hướng đi đúng đắn và cả gxoan :)
Thân ái!!! Chưa pít năm sau các em sẽ đi về đâu =))
Năm sau bọn e chắc đi vào....... vào đâu cũng chả biết nữa.=))
 

Quảng cáo

Back
Top