Li độ của phần tử tại B?

Kate Spencer

Active Member
Bài toán
Một sóng cơ lan truyền với biên độ không đổi, ba điểm A, B, C nằm trên sợi dây sao cho B là trung điểm của AC. Tại thời điểm $t_{1}$, li độ của ba phần tử A, B, C lần lượt là -4,8 mm; 0 mm; 4,8 mm. Nếu tại thời điểm $t_{2}$, li độ của A và C đều là 5,5 mm thì li độ của phần tử B là
A. 10,3 mm
B. 11,1 mm
C. 5,15 mm
D. 7,3 mm
 
Bài toán
Một sóng cơ lan truyền với biên độ không đổi, ba điểm A, B, C nằm trên sợi dây sao cho B là trung điểm của AC. Tại thời điểm $t_{1}$, li độ của ba phần tử A, B, C lần lượt là -4,8 mm; 0 mm; 4,8 mm. Nếu tại thời điểm $t_{2}$, li độ của A và C đều là 5,5 mm thì li độ của phần tử B là
A. 10,3 mm
B. 11,1 mm
C. 5,15 mm
D. 7,3 mm
Lời giải

Có cả hình nhá
DĐ Sóng.png


Biểu diễn hai thời điểm như hình vẽ
Từ hình vẽ ta thấy hai thời điểm vuông pha nên:
$u_B=A=\sqrt{5.5^2+4.8^2}=7.3cm$
Chọn D.
 
Bài toán
Một sóng cơ lan truyền với biên độ không đổi, ba điểm A, B, C nằm trên sợi dây sao cho B là trung điểm của AC. Tại thời điểm $t_{1}$, li độ của ba phần tử A, B, C lần lượt là -4,8 mm; 0 mm; 4,8 mm. Nếu tại thời điểm $t_{2}$, li độ của A và C đều là 5,5 mm thì li độ của phần tử B là
A. 10,3 mm
B. 11,1 mm
C. 5,15 mm
D. 7,3 mm
Lời giải
Trước hết ta xem dao động sóng A, B, C là các dao động điều hòa và biểu diễn lên đường tròn lượng giác và chú ý là A, C đối xứng qua B.
hinh 1.png
hinh 2.png


* Tại $t_{1}$ ta có các vị trí A, B, C như hình 1, như vậy khoảng cách
$AC= 4,8.2=9,6 \left(mm\right)$
* Tại $t_{2}$ ta có các vị trí A, B, C như hình 2.
- A và C có cùng li độ 5,5 mm nên $OH = 5,5\left(mm\right)$
Lại có: $AH= 4,8\left(mm\right)$ và $AC= 9,6\left(mm\right)$
Vậy:
$x_{B}=OB=\sqrt{OH^{2}+AH^{2}}$
$=\sqrt{5,5^{2}+4,8^{2}}=7,3\left(mm\right)$
Chọn đáp án D.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
* Tại $t_{1}$ ta có các vị trí A, B, C như hình 1,như vậy khoảng cách
$AC= 4,8.2=9,6 \left(mm\right)$
* Tại $t_{2}$ ta có các vị trí A, B, C như hình 2.
- A và C có cùng li độ 5,5 mm nên $OH = 5,5\left(mm\right)$
Lại có: $AH= 0,5\left(mm\right)$ và $AC= 4,8\left(mm\right)$
Vậy:
$x_{B}=OB=\sqrt{OH^{2}+AH^{2}}=\sqrt{5,5^{2}+4,8^{2}}=7,3\left(mm\right)$
Chọn đáp án D.

Cho em hỏi tại sao bên trên là AC = 9,6 mm mà bên dưới lại là AC = 4,8 mm
và tại sao AH = 0,5 mm ạ?
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Cho em hỏi tại sao bên trên là AC = 9,6 mm mà bên dưới lại là AC = 4,8 mm
và tại sao AH = 0,5 mm ạ?
Tại $t_{1}$ các vị trí A và C đối xứng với nhau trên đường tròn nên sẽ có đi từ -4,8 đến 4,8 sẽ được 9,6 mm. Còn lúc $t_{2}$ thì cùng chung giá trị 5,5 mm nên chỉ quay được 4,8 mm. Còn $AH=4,8\left(mm\right)$ nhé:).
 
Tại $t_{1}$ các vị trí A và C đối xứng với nhau trên đường tròn nên sẽ có đi từ -4,8 đến 4,8 sẽ được 9,6 mm. Còn lúc $t_{2}$ thì cùng chung giá trị 5,5 mm nên chỉ quay được 4,8 mm. Còn $AH=4,8\left(mm\right)$ nhé:).
Vậy thì 2 góc quay ở 2 thời điểm khác nhau phải không ạ?
 

Quảng cáo

Back
Top