C biến thiên Giá trị của $\mathsf{P}$ là

GS.Xoăn

Trần Văn Quân
Bài toán
Một đoạn mạch xoay chiều $\mathsf{AB}$ gồm hai đoạn mạch $\mathsf{AM}$ và $\mathsf{MB}$ mắc nối tiếp. Đoạn mạch $\mathsf{AM}$ chỉ gồm cuộn dây có điện trở $\mathsf{r}$ và độ tự cảm $\mathsf{L}$, một điện trở thuần $\mathsf{R}$ mắc nối tiếp. Đoạn mạch $\mathsf{MB}$ chỉ có tụ điện có điện dung $\mathsf{C}$ thay đổi được. Nếu đặt vào hai đầu đoạn mạch $\mathsf{AB}$ một điện áp xoay chiều $\mathsf{u=200\sqrt{2} \cos \left(100 \pi t +\dfrac{\pi }{3}\right) V, t \left(s\right)}$, điều chỉnh điện dung tụ điện để điện áp hiệu dụng giữa hai điểm $\mathsf{A}$ và $\mathsf{M}$ đạt giá trị lớn nhất, công suất cuộn dây khi đó bằng $\mathsf{P}$. Nếu đặt vào hai đầu đoạn mạch $\mathsf{AB}$ một điện áp không đổi $\mathsf{25 V}$ và nối tắt hai đầu tụ điện bằng một dây dẫn có điện trở không đáng kể thì cường độ dòng điện trong mạch là $\mathsf{0,5 A}$. Giá trị của $\mathsf{P}$ là:
A. $\mathsf{800 W}$
B. $\mathsf{640 W}$
C. $\mathsf{160 W}$
D. $\mathsf{200 W}$
 
Last edited:
Bài toán
Một đoạn mạch xoay chiều $\mathsf{AB}$ gồm hai đoạn mạch $\mathsf{AM}$ và $\mathsf{MB}$ mắc nối tiếp. Đoạn mạch $\mathsf{AM}$ chỉ gồm cuộn dây có điện trở $\mathsf{r}$ và độ tự cảm $\mathsf{L}$, một điện trở thuần $\mathsf{R}$ mắc nối tiếp. Đoạn mạch $\mathsf{MB}$ chỉ có tụ điện có điện dung $\mathsf{C}$ thay đổi được. Nếu đặt vào hai đầu đoạn mạch $\mathsf{AB}$ một điện áp xoay chiều $\mathsf{u=200\sqrt{2} \cos \left(100 \pi t +\dfrac{\pi }{3}\right) V, t \left(s\right)}$, điều chỉnh điện dung tụ điện để điện áp hiệu dụng giữa hai điểm $\mathsf{A}$ và $\mathsf{B}$ đạt giá trị lớn nhất, công suất cuộn dây khi đó bằng $\mathsf{P}$. Nếu đặt vào hai đầu đoạn mạch $\mathsf{AB}$ một điện áp không đổi $\mathsf{25 V}$ và nối tắt hai đầu tụ điện bằng một dây dẫn có điện trở không đáng kể thì cường độ dòng điện trong mạch là $\mathsf{0,5 A}$. Giá trị của $\mathsf{P}$ là:
A. $\mathsf{800 W}$
B. $\mathsf{640 W}$
C. $\mathsf{160 W}$
D. $\mathsf{200 W}$
Lời giải
Dễ thấy $r+R=\dfrac{U_{DC}}{I}=\dfrac{25}{0,5}=50\Omega $
Chỉnh C cho $P_{max}\Rightarrow Z_L=Z_C$ $\Rightarrow P_{max}=\dfrac{U^2}{r+R}=\dfrac{200^2}{50}=800W$. Chọn A.
 
Last edited:
Lời giải
Dễ thấy $r+R=\dfrac{U_{DC}}{I}=\dfrac{25}{0,5}=50\Omega $
Chỉnh C cho $P_{max}\Rightarrow Z_L=Z_C$ $\Rightarrow P_{max}=\dfrac{U^2}{r+R}=\dfrac{200^2}{50}=800W$. Chọn A.
Điều chỉnh C cho $U_{AB}$ max? Bạn có chép nhầm đề không vậy? $U_{AB}$ là cố định mà
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Lời giải
Dễ thấy $r+R=\dfrac{U_{DC}}{I}=\dfrac{25}{0,5}=50\Omega $
Chỉnh C cho $P_{max}\Rightarrow Z_L=Z_C$ $\Rightarrow P_{max}=\dfrac{U^2}{r+R}=\dfrac{200^2}{50}=800W$. Chọn A.
Thầy ơi. Khi nối tắt tụ thì vẫn còn $Z_L$ mà thầy nên thầy xem lại hộ e chỗ này
$r+R=\dfrac{U_{DC}}{I}=\dfrac{25}{0,5}=50\Omega $
:D
 
Thầy ơi. Khi nối tắt tụ thì vẫn còn $Z_L$ mà thầy nên thầy xem lại hộ e chỗ này
$r+R=\dfrac{U_{DC}}{I}=\dfrac{25}{0,5}=50\Omega $
:D
Dòng 1 chiều thì cuộn dây không ảnh hưởng gì nhé chỉ có thành phần thuần trở r của cuộn dây là ảnh hưởng thôi. Cuộn dây có tính cảm kháng với dđxc. Với dòng 1 chiều DC (Direct Current): $Z_L=L 2\pi f,f=0 \Rightarrow Z_L=0$
 
Last edited:
E đọc đề lại tưởng lúc sau vẫn là dòng điện xoay chiều.:D cảm ơn thầy nhiều :D:D:D:D
p/s: Giả sử lúc sau vẫn là dòng điện xoay chiều thì có đủ điều kiện để giải tiếp không ạ?
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top