Tức thời Điện áp tức thời giữa M và B?

Kate Spencer

Active Member
Bài toán
Đặt 1 điện áp xoay chiều $u_{AB} = U_{0}.\cos \left(100\pi t\right) V$ vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp thứ tự gồm AM chứa cuộn dây thuần cảm có $Z_{L} = 200\sqrt{3} \Omega $, MB chứa điện trở R = 100 $\Omega $ và tụ điện có $Z_{C} = 100\sqrt{3} \Omega $. Tại thời điểm t, $u_{AB} = \dfrac{U_{0}}{2} $ và đang giảm thì cường độ dòng điện có giá trị i = $\dfrac{\sqrt{3}}{2}$ A. Ở thời điểm $t + \dfrac{1}{200} $ s điện áp tức thời giữa 2 đầu đoạn mạch MB có giá trị:
A. $u_{MB} $ = 150 V
B. $u_{MB} $ = -150 V
C. $u_{MB} $ = 100 V
D. $u_{MB} $ = $-100\sqrt{3}$ V
 
Bài toán
Đặt 1 điện áp xoay chiều $u_{AB} = U_{0}.\cos \left(100\pi t\right) V$ vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp thứ tự gồm AM chứa cuộn dây thuần cảm có $Z_{L} = 200\sqrt{3} \Omega $, MB chứa điện trở R = 100 $\Omega $ và tụ điện có $Z_{C} = 100\sqrt{3} \Omega $. Tại thời điểm t, $u_{AB} = \dfrac{U_{0}}{2} $ và đang giảm thì cường độ dòng điện có giá trị i = $\dfrac{\sqrt{3}}{2}$ A. Ở thời điểm $t + \dfrac{1}{200} $ s điện áp tức thời giữa 2 đầu đoạn mạch MB có giá trị:
A. $u_{MB} $ = 150 V
B. $u_{MB} $ = -150 V
C. $u_{MB} $ = 100 V
D. $u_{MB} $ = $-100\sqrt{3}$ V
Lời giải
Ta có:
$\tan \varphi = \sqrt{3} \Rightarrow \varphi = \dfrac{\pi }{3}$ vậy i chậm pha hơn u $ \dfrac{\pi }{3}$
Tại thời điểm t: $\overrightarrow{U}_{0}$ hợp với trục hoành một góc $ \dfrac{\pi }{3}$ vì $i > 0$ nên $\overrightarrow{I}_{0}$ nằm trên trục hoành. Ta có: $I_{0} = i _{1}= \dfrac{\sqrt{3}}{2}A$
Ở thời điểm $t+\dfrac{1}{200}=t+\dfrac{T}{4}$ ta có $\overrightarrow{I}_{0}$ quay thêm được một góc $ \dfrac{\pi }{2}$ nên nó hợp với trục hoành một góc $ \dfrac{\pi }{2}$. $u_{MB}$ chậm pha hơn i một góc $ \dfrac{\pi }{3}$ nên $\overrightarrow{U}_{MB}$ hợp với trục hoành một góc $ \dfrac{\pi }{6}$. Vậy điện áp tức thời giữa 2 đầu đoạn mạch MB có giá trị bằng: $u_{MB}=U_{0_{MB}}. \cos \dfrac{\pi }{6}=I_{0}\sqrt{R^{2}+Z_{C}^{2}}. \cos \dfrac{\pi }{6}=150V$. Từ đó ta chọn đáp án A.
 
Lời giải
Ta có:
$\tan \varphi = \sqrt{3} \Rightarrow \varphi = \dfrac{\pi }{3}$ vậy i chậm pha hơn u $ \dfrac{\pi }{3}$
Tại thời điểm t: $\overrightarrow{U}_{0}$ hợp với trục hoành một góc $ \dfrac{\pi }{3}$ vì $i > 0$ nên $\overrightarrow{I}_{0}$ nằm trên trục hoành. Ta có: $I_{0} = i _{1}= \dfrac{\sqrt{3}}{2}A$
Ở thời điểm $t+\dfrac{1}{200}=t+\dfrac{T}{4}$ ta có $\overrightarrow{I}_{0}$ quay thêm được một góc $ \dfrac{\pi }{2}$ nên nó hợp với trục hoành một góc $ \dfrac{\pi }{2}$. $u_{MB}$ chậm pha hơn i một góc $ \dfrac{\pi }{3}$ nên $\overrightarrow{U}_{MB}$ hợp với trục hoành một góc $ \dfrac{\pi }{6}$. Vậy điện áp tức thời giữa 2 đầu đoạn mạch MB có giá trị bằng: $u_{MB}=U_{0_{MB}}. \cos \dfrac{\pi }{6}=I_{0}\sqrt{R^{2}+Z_{C}^{2}}. \cos \dfrac{\pi }{6}=150V$. Từ đó ta chọn đáp án A.

Theo em thì tại thời điểm t, khi $\overrightarrow{U}_{0}$ hợp với trục hoành một góc $ \dfrac{\pi }{3}$, $i = \dfrac{\sqrt{3}}{2} $ thì $I_{0} = \sqrt{3}$ chứ ạ?
 

Quảng cáo

Back
Top