Cường độ dòng điện trong mạch khi mắc hiệu điện thế trên vào mạch chứa P và Q mắc nối tiếp

Kate Spencer

Active Member
Bài toán
Khi mắc dụng cụ điện P vào hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng bằng 220V thì thấy cường độ dòng điện trong mạch bằng 5,5A và trễ pha so với hiệu điện thế đặt vào là $\dfrac{\pi }{6}$. Khi mắc dụng cụ Q vào hiệu điện thế xoay chiều trên thì cường độ dòng điện trong mạch vẫn bằng 5,5A nhưng sớm pha so với hiệu thế đặt vào một góc $\dfrac{\pi }{2}$. Xác định cường độ dòng điện trong mạch khi mắc hiệu điện thế trên vào mạch chứa P và Q mắc nối tiếp.
A. $11\sqrt{2} A $ và trễ pha $\dfrac{\pi }{3}$ so với hiệu điện thế.
B. $11\sqrt{2} A $ và sớm pha $\dfrac{\pi }{6}$ so với hiệu điện thế.
B. 5,5A và sớm pha $\dfrac{\pi }{6}$ so với hiệu điện thế.
D. 5,5A và trễ pha $\dfrac{\pi }{3}$ so với hiệu điện thế.
 
Bài toán
Khi mắc dụng cụ điện P vào hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng bằng 220V thì thấy cường độ dòng điện trong mạch bằng 5,5A và trễ pha so với hiệu điện thế đặt vào là $\dfrac{\pi }{6}$. Khi mắc dụng cụ Q vào hiệu điện thế xoay chiều trên thì cường độ dòng điện trong mạch vẫn bằng 5,5A nhưng sớm pha so với hiệu thế đặt vào một góc $\dfrac{\pi }{2}$. Xác định cường độ dòng điện trong mạch khi mắc hiệu điện thế trên vào mạch chứa P và Q mắc nối tiếp.
A. $11\sqrt{2} A $ và trễ pha $\dfrac{\pi }{3}$ so với hiệu điện thế.
B. $11\sqrt{2} A $ và sớm pha $\dfrac{\pi }{6}$ so với hiệu điện thế.
B. 5,5A và sớm pha $\dfrac{\pi }{6}$ so với hiệu điện thế.
D. 5,5A và trễ pha $\dfrac{\pi }{3}$ so với hiệu điện thế.
Ta có :
$Z_P=Z_{Q}=40\Omega $
Từ giản đồ vecto trượt ta có: $U_{P}=U_{Q}=U=220\Rightarrow I=\dfrac{U_{Q}}{Z_{Q}}=5.5$ và dòng điện sớm pha hơn điện áp là $\dfrac{\pi }{6}$
 

Quảng cáo

Back
Top