f biến thiên Giá trị $\delta$ gần giá trị nào nhất sau đây?

GS.Xoăn

Trần Văn Quân
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần $R$, cuộn cảm thuần $L$ và tụ điện $C$ $\left(R=\sqrt{\dfrac{L}{C}}\right)$. Thay đổi tần số đến các giá trị $f_1$ và $f_2$ thì cường độ dòng điện trong mạch là như nhau và công suất của mạch lúc này là $P_0$. Thay đổi tần số đến giá trị $f_3$ thì điện áp hai đầu tụ điện cực đại và công suất mạch lúc này là $P$. Biết rằng $\left(\dfrac{f_1}{f_3}+\dfrac{f_2}{f_3}\right)^2=\dfrac{25}{2}$. Gọi $\delta=\dfrac{P_0}{P}$. Giá trị $\delta$ gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,45
B. 0,57
C. 0,66
D. 2,2
Trích đề khảo sát chất lượng đầu năm 2015 diễn đàn vatliphothong.vn
 
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần $R$, cuộn cảm thuần $L$ và tụ điện $C$ $\left(R=\sqrt{\dfrac{L}{C}}\right)$. Thay đổi tần số đến các giá trị $f_1$ và $f_2$ thì cường độ dòng điện trong mạch là như nhau và công suất của mạch lúc này là $P_0$. Thay đổi tần số đến giá trị $f_3$ thì điện áp hai đầu tụ điện cực đại và công suất mạch lúc này là $P$. Biết rằng $\left(\dfrac{f_1}{f_3}+\dfrac{f_2}{f_3}\right)^2=\dfrac{25}{2}$. Gọi $\delta=\dfrac{P_0}{P}$. Giá trị $\delta$ gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,45
B. 0,57
C. 0,66
D. 2,2
Trích đề khảo sát chất lượng đầu năm 2015 diễn đàn vatliphothong.vn
Dễ có $\omega _1\omega _2=\dfrac{1}{LC}$
$\omega _3^{2}=\dfrac{1}{LC}-\dfrac{R^{2}}{2L^{2}}$
Mà theo đề $R^{2}=\dfrac{L}{C}$
$\Rightarrow \omega _3^{2}=\dfrac{1}{2LC}
\Rightarrow f_3^{2}=\dfrac{f_1f_2}{2}$
Mặt khác
$\left(\dfrac{f_1}{f_3}+\dfrac{f_2}{f_3}\right)^2=\dfrac{25}{2}$
suy ra $f_1 = 2f_3\sqrt{2}=2f_0$
Nên $\delta=\dfrac{Z_3^{2}}{Z_1^{2}}=\dfrac{6}{13}$
Vậy chọn đáp án A
p/s: $f_0$ là tần số làm cường độ dòng điện trong mạch cực đại
 
Last edited:
Thế em chọn đáp án nào nhỉ, anh nghĩ bài này có $f_1$, $f_2$, $f_3$, $f_o$ không họ cho điều chỉnh $f_3$ để tụ điện max để làm gì.@@
 
Last edited:
Lời giải
$I_1=I_2\Leftrightarrow Z_{L_1}+Z_{L_2}=Z_{C_1}+Z_{C_2}$
$\Leftrightarrow LC=\omega _1.\omega _2$
$\left(f_o\right)^2=f_1.f_2$
Để omega để Ucmax có:
$R^2=2Z_{L_3}\left(Z_{C_3}-Z_{L_3}\right)$ (1)
có $Z_{L_1}.Z_{C_1}=R^2$ (2)
(1) và (2) $4f_{3}^2=2f_{o}^2$
$\left\{\begin{matrix}
f_1.f_2=f_{o}^2 & & \\
f_3^2=\dfrac{1}{2}f_o^2& & \\
\left(\dfrac{\left(f_1+f_2\right)^2}{f_3^2}\right)=\dfrac{25}{2}& &
\end{matrix}\right.$
$\left(f_1+f_2\right)^2=\dfrac{25}{4}f_1.f_2$
$\dfrac{f_2}{f_1}=4$ và
$\dfrac{f_2}{f_1}=\dfrac{1}{4}$
$\Leftrightarrow Z_{L_2}=4Z_{L_1};Z_{C_2}
=\dfrac{1}{4}Z_{C_1}$
$\left\{\begin{matrix}
Z_{L_1}.Z_{C_1}=R^2 & \\
Z_{C_2}.Z_{L_2}=R^2&
\end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow Z_{L_1}=\dfrac{1}{4}Z_{C_1}$
$P_{o}=R\dfrac{U^2}{R^2+\dfrac{9}{16}Z_{C_1}^2}=\dfrac{8}{13}Z_{C_1}$
$P=R\dfrac{U^2}{R^2+\left(Z_{L_3-Z_{C_3}}\right)^2}$
Tự thế nốt nhé, em tính kiểu gì ra đáp án 0,50 chẳng hiểu có đúng không nữa chắc sai.:):)
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Dễ có $\omega _1\omega _2=\dfrac{1}{LC}$
$\omega _3^{2}=\dfrac{1}{LC}-\dfrac{R^{2}}{2L^{2}}$
Mà theo đề $R^{2}=\dfrac{L}{C}$
$\Rightarrow \omega _3^{2}=\dfrac{1}{2LC}
\Rightarrow f_3^{2}=\dfrac{f_1f_2}{2}$
Mặt khác
$\left(\dfrac{f_1}{f_3}+\dfrac{f_2}{f_3}\right)^2=\dfrac{25}{2}$
suy ra $f_1 = 2f_3\sqrt{2}=2f_0$
Nên $\delta=\dfrac{Z_3^{2}}{Z_1^{2}}=\dfrac{6}{13}$
Vậy chọn đáp án A
p/s: $f_0$ là tần số làm cường độ dòng điện trong mạch cực đại
Đã chỉnh sửa :D
 

Quảng cáo

Back
Top