Pha dao động ban đầu của vật có giá trị là?

NTH 52

Bùi Đình Hiếu
Super Moderator
Bài toán
Một vật dao động điều hòa với chu kì $T = 6\left(s\right)$. Gọi $S_1$là quãng đường vật đi được trong $1\left(s\right)$đầu tiên, $S_2$ là quãng đường vật đi được trong $2\left(s\right)$ tiếp theo và $S_3$ là quãng đường vật đi được trong $3\left(s\right)$ tiếp theo. Biết tỉ lệ $S_1 :S_2 : S_3=1: 3: k$(trong đó k là hằng số). Pha dao động ban đầu của vật có giá trị là?
A. $\dfrac{\pi }{8}$
B. $\dfrac{\pi }{4}$
C. $\dfrac{\pi }{6}$
D. $-\dfrac{\pi }{3}$
 
Bài toán
Một vật dao động điều hòa với chu kì $T = 6\left(s\right)$. Gọi $S_1$là quãng đường vật đi được trong $1\left(s\right)$đầu tiên, $S_2$ là quãng đường vật đi được trong $2\left(s\right)$ tiếp theo và $S_3$ là quãng đường vật đi được trong $3\left(s\right)$ tiếp theo. Biết tỉ lệ $S_1 :S_2 : S_3=1: 3: k$(trong đó k là hằng số). Pha dao động ban đầu của vật có giá trị là?
A. $\dfrac{\pi }{8}$
B. $\dfrac{\pi }{4}$
C. $\dfrac{\pi }{6}$
D. $\dfrac{\pi }{3}$
Lời giải
Vì quãng đường đi được trong 1/2 chu kì luôn là $2A$ nên ta có
$\left\{\begin{matrix}
S_1+S_2=2A\\
3S_1=S_2
\end{matrix}\right.
\Rightarrow \left\{\begin{matrix}
S_1=\dfrac{A}{2}\\
S_2=\dfrac{3A}{2}
\end{matrix}\right.$
Do đó vật đi được quãng đường $s=\dfrac{A}{2}$ trong khoảng thời gian là $t=\dfrac{T}{6}$
Do đó pha ban đầu của vật là $-\dfrac{\pi }{3}$ hoặc $0$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Lời giải

Ban đầu vật ở li độ $x_0=A\cos \varphi$
Sau $1s$ thì nó có li độ là $x_1=A\cos \left(\varphi+\dfrac{\pi }{3}\right)$
$S_1=x_0-x_1=A\cos \varphi-A\cos \left(\varphi+\dfrac{\pi }{3}\right)$
$=A\sin \left(\varphi+\dfrac{\pi }{6}\right)$
Nhưng $S_2$ thì không phải bằng $x_2-x_1$ đâu nha, nó phức tạp hơn. Nhưng nếu em để ý thì sau $2s$ tiếp theo nghĩa là nó đã đi được $\dfrac{T}{2}$ kể từ thời điểm ban đầu. Mà trong nửa chu kì thì quãng đường vật đi được luôn là $2A$. Vậy nên ta có thể tính gián tiếp: $S_2=2A-S_1$
$\Rightarrow 2A-S_1=3S_1 \Rightarrow S_1=\dfrac{A}{2}$
$S_1=A\sin \left(\varphi+\dfrac{\pi }{6}\right)=\dfrac{A}{2}$.
$\Rightarrow \sin \left(\varphi+\dfrac{\pi }{6}\right)=\dfrac{1}{2} \Rightarrow \varphi =0$, $\varphi=\dfrac{2\pi }{3}$
nhưng không hiểu sao lại không $\varphi=-\dfrac{\pi }{3}$
Cách 2 nhé của anh zkdcxoan
 
Lời giải

Ban đầu vật ở li độ $x_0=A\cos \varphi$
Sau $1s$ thì nó có li độ là $x_1=A\cos \left(\varphi+\dfrac{\pi }{3}\right)$
$S_1=x_0-x_1=A\cos \varphi-A\cos \left(\varphi+\dfrac{\pi }{3}\right)$
$=A\sin \left(\varphi+\dfrac{\pi }{6}\right)$
Nhưng $S_2$ thì không phải bằng $x_2-x_1$ đâu nha, nó phức tạp hơn. Nhưng nếu em để ý thì sau $2s$ tiếp theo nghĩa là nó đã đi được $\dfrac{T}{2}$ kể từ thời điểm ban đầu. Mà trong nửa chu kì thì quãng đường vật đi được luôn là $2A$. Vậy nên ta có thể tính gián tiếp: $S_2=2A-S_1$
$\Rightarrow 2A-S_1=3S_1 \Rightarrow S_1=\dfrac{A}{2}$
$S_1=A\sin \left(\varphi+\dfrac{\pi }{6}\right)=\dfrac{A}{2}$.
$\Rightarrow \sin \left(\varphi+\dfrac{\pi }{6}\right)=\dfrac{1}{2} \Rightarrow \varphi =0$, $\varphi=\dfrac{2\pi }{3}$
nhưng không hiểu sao lại không $\varphi=-\dfrac{\pi }{3}$
Cách 2 nhé của anh zkdcxoan
Quãng đường bằng độ lớn hiệu hai li độ chứ em! ĐỗĐạiHọc2015
Vậy nên vẫn có thể có đáp án $-\dfrac{\pi }{3}$
 

Quảng cáo

Back
Top