Khi $q_1=6 \mu C$ thì độ lớn $q_2$ bằng

ibrahimo phật

New Member
Bài toán
Hai mạch dao động điện từ tự do $L_1, C_1$ và $L_2, C_2$ với tích $L_1C_1 \neq L_2C_2$ các cuộn dây thuần cảm. Trước khi ghép với các cuộn dây, tụ $C_1$ đã được tích điện đến giá trị cực đại $Q_{01}=8\mu C$ tụ $C_2$ đã được tích điện đến giá trị cực đại $Q_{02}=10\mu C$, trong quá trình dao động luôn có $q_1i_2=q_2i_1$, với $q_1$ và $q_2$ lần lượt là điện tích tức thời trên tụ $C_1$ và $C_2$, $i_1$ và $i_2$ lần lượt là cường độ dòng điện tức thời chạy qua cuộn dây $L_1$ và $L_2$. Khi $q_1=6 \mu C$ thì độ lớn $q_2$ bằng
A. $2\sqrt{7}\mu C$
B. $7,5\mu C$
C. $6\mu C$
D. $8\mu C$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
hai mạch dao động điện từ tự do $L_1, C_1$ và $L_2, C_2$ với tích $L_1C_1 \neq L_2C_2$ các cuộn dây thuần cảm. Trước khi ghép với các cuộn dây, tụ $C_1$ đã được tích điện đến giá trị cực đại $Q_{01}=8\mu C$ tụ $C_2$ đã được tích điện đến giá trị cực đại $Q_{02}=10\mu C$, trong quá trình dao động luôn có $q_1i_2=q_2i_1$, với $q_1$ và $q_2$ lần lượt là điện tích tức thời trên tụ $C_1$ và $C_2$, $i_1$ và $i_2$ lần lượt là cường độ dòng điện tức thời chạy qua cuộn dây $L_1$ và $L_2$. Khi $q_1=6 \mu C$ thì độ lớn $q_2$ bằng
A. $2\sqrt{7}\mu C$
B. $7,5\mu C$
C. $6\mu C$
D. $8\mu C$
Lời giải

Tại mọi thòi đỉểm bất kỳ ta luôn có năng lượng của hai mạch lần lượt là:
$$W_1=\dfrac{Q_{01}^2}{2C_1}=\dfrac{q_1^2}{2C_1}+ \dfrac{1}{2} L_1 i_1^2$$
$$W_2=\dfrac{Q_{02}^2}{2C_2}=\dfrac{q_2^2}{2C_2}+ \dfrac{1}{2} L_2 i_2^2$$
Khi đó ta suy ra:
$$\dfrac{i_1^2}{i_2^2}=\dfrac{L_2C_2.\left(Q_{0_1}^2-q_1^2\right)}{L_1C_1\left(Q_{02}^2-q_2^2\right)}$$
Đến đây, bạn thử xem lại đề bài có phải là: $L_1C_1=L_2C_2$ không?
Nếu có thì ta suy được:
$$\dfrac{q_1^2}{q_2^2}=\dfrac{L_2C_2.\left(Q_{0_1}^2-q_1^2\right)}{L_1C_1\left(Q_{02}^2-q_2^2\right)}$$
 

Quảng cáo

Back
Top