f biến thiên Tính $\omega$

Trà My HVCS

New Member
Bài toán
Cho mạch điện xoay chiều AB gồm cuộn cảm thuần có L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Gọi M là điểm nằm giữa cuộn dây và điện trở, N là điểm nằm giữa điện trở và tụ điện. Biết rằng điện áp hiệu dụng 2 đầu AB không đổi và mạch có $\omega $ biến thiên. Điều chỉnh $\omega $ đến $\omega _{1}$ thì $U_{AN}$ max. Từ $\omega _{1}$ giảm tần số đi 40 rad/s thì $U_{MB}$ max và khi đó $\cos \varphi = \dfrac{3}{\sqrt{10}}$. Biết $\omega _{1}$ < 100 rad/s. Tính $\omega _{1}$.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Thật sự mình không có chút thiện cảm nào với mấy bài khảo sát $U_{RL}$, $U_{RC}$ kiểu này. Là một mô-típ theo dạng khảo sát $U_L$, $U_C$ nhưng nó chỉ thể hiện độ khủng trong tính toán đốivới một bài trắc nghiệm lí thi đại học. Những bài thay đổi $f$ để $U_L$, $U_C$ max thường xuất hiện trong đề thi đại học vì nó chỉ yêu cầu tìm cực đại của một tam thức bậc hai rất đơn giản, trong khi đây là một phân thức bậc nhất trên bậc hai thậm chí sau khi đã đặt ẩn. Nên nhớ rằng đề thi Toán đại học cũng chỉ yêu cầu khảo sát hàm bậc nhất trên bậc nhất. Và dù sau khi biến đổi có thể đưa ra những công thức ngắn ngọn và khá đẹp mắt nhưng nếu đem ra thi thì chỉ để so sánh đc xem học sinh ai nhớ công thức giỏi hơn ai...
Quan điểm của cá nhân mình.
 
Last edited:
Zkdcxoan đúng ý anh thế. Chưa một lần anh đọc RL, RC và anh cũng rất ít khi bắt học sinh phải nhớ công thức này nọ. Bộ giáo dục mà cho đề kiểu đấy thì quá chán
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top