Tức thời Biểu thức cường độ dòng điện nào ????

rainmeteror

Active Member
Bài toán
Cho ba linh kiện: điện trở thuần $60\Omega$, cuộn thuần cảm L và tụ điện C. Lần lượt đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu RL và LC thì biểu thức cường độ dòng điện trong mạch lần lượt là $i_1=\sqrt{2} \cos \left(100 \pi t- \dfrac{\pi}{12} \right)$ (A) và $i_2=\sqrt{2} \cos \left(100 \pi t+\dfrac{7 \pi}{12} \right)$ (A). Nếu đặt điện áp vào cả mạch RLC thì biểu thức cường độ dòng điện là :
A. $2\sqrt{2}\cos \left(100\pi t + \dfrac{\pi}{3}\right)$ (A)
B. $2\sqrt{2}\cos \left(100\pi t + \dfrac{\pi}{4}\right)$ (A)
C. $2\cos \left(100 \pi t + \dfrac{\pi}{3} \right)$ (A)
D. $2\cos \left(100 \pi t+ \dfrac{\pi}{4} \right)$ (A)
P/S: Đã sửa lại cho bạn!
 
Bài toán
Cho ba linh kiện: điện trở thuần $60\Omega$, cuộn thuần cảm L và tụ điện C. Lần lượt đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu RL và LC thì biểu thức cường độ dòng điện trong mạch lần lượt là $i_1=\sqrt{2} \cos \left(100 \pi t- \dfrac{\pi}{12} \right)$ (A) và $i_2=\sqrt{2} \cos \left(100 \pi t-\dfrac{7 \pi}{12} \right)$ (A). Nếu đặt điện áp vào cả mạch RLC thì biểu thức cường độ dòng điện là :
A. $2\sqrt{2}\cos \left(100\pi t + \dfrac{\pi}{3}\right)$ (A)
B. $2\sqrt{2}\cos \left(100\pi t + \dfrac{\pi}{4}\right)$ (A)
C. $2\cos \left(100 \pi t + \dfrac{\pi}{3} \right)$ (A)
D. $2\cos \left(100 \pi t+ \dfrac{\pi}{4} \right)$ (A)
- Ta thấy cường độ dòng điện hiệu dụng cả 2 trường hợp trên là như nhau => $Z_{L}=Z_{C}$. Do vậy độ lệch pha của cường độ dòng điện trong 2 trường hợp đối với hiệu điện thế là đối nhau. Tức là pha của u bằng trung bình cộng của 2 pha i => $\varphi _{u}=\dfrac{-\pi}{3}$
- Dựa vào độ lệch pha của u và i1 hoặc i2 ta sẽ tính được $Z_{L}=Z_{C}=60\Omega $
- Như vậy u = $120\cos(100\pi t-\dfrac{\pi}{3})V$
- Khi mắc u vào 2 đầu mạch điện ta sẽ có hiện tượng cộng hưởng nên i = $2\cos(100\pi t-\dfrac{\pi}{3})A$
Tuy không có đáp án nhưng mình nghĩ mình giải đúng(mình đã thử lại đáp án bằng máy tính) Bạn xem lại đề giúp mình nhé :)
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
- Ta thấy cường độ dòng điện hiệu dụng cả 2 trường hợp trên là như nhau => $Z_{L}=Z_{C}$. Do vậy độ lệch pha của cường độ dòng điện trong 2 trường hợp đối với hiệu điện thế là đối nhau. Tức là pha của u bằng trung bình cộng của 2 pha i => $\varphi _{u}=\dfrac{-\pi}{3}$
- Dựa vào độ lệch pha của u và i1 hoặc i2 ta sẽ tính được $Z_{L}=Z_{C}=60\Omega $
- Như vậy u = $120\cos(100\pi t-\dfrac{\pi}{3})V$
- Khi mắc u vào 2 đầu mạch điện ta sẽ có hiện tượng cộng hưởng nên i = $2\cos(100\pi t-\dfrac{\pi}{3})A$
Tuy không có đáp án nhưng mình nghĩ mình giải đúng(mình đã thử lại đáp án bằng máy tính) Bạn xem lại đề giúp mình nhé :)

Bài này mình thấy ngay từ đề bài đã là sai rồi.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Cho ba linh kiện: điện trở thuần $60\Omega$, cuộn thuần cảm L và tụ điện C. Lần lượt đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu RL và LC thì biểu thức cường độ dòng điện trong mạch lần lượt là $i_1=\sqrt{2} \cos \left(100 \pi t- \dfrac{\pi}{12} \right)$ (A) và $i_2=\sqrt{2} \cos \left(100 \pi t-\dfrac{7 \pi}{12} \right)$ (A). Nếu đặt điện áp vào cả mạch RLC thì biểu thức cường độ dòng điện là :
A. $2\sqrt{2}\cos \left(100\pi t + \dfrac{\pi}{3}\right)$ (A)
B. $2\sqrt{2}\cos \left(100\pi t + \dfrac{\pi}{4}\right)$ (A)
C. $2\cos \left(100 \pi t + \dfrac{\pi}{3} \right)$ (A)
D. $2\cos \left(100 \pi t+ \dfrac{\pi}{4} \right)$ (A)
Trả lời:
Sửa đề lại thế này nhé!
$i_2=\sqrt{2} \cos \left(100\pi t + \dfrac{7\pi}{12} \right)$(A).
Đáp án là $B$.
Cách giải như của hoaluuly777 (chỉ cần thay lại số liệu)
 
Lời giải của vietpro213tb
$$i=2(i_1+i_2)=2 \left (\sqrt{2} \angle -\dfrac{\pi}{12}+\sqrt{2} \angle \dfrac{7\pi}{12} \right)=2\sqrt{2} \angle \dfrac{\pi}{4}$$
Đáp án B.
P/s: Xin lỗi vietpro213tb vừa nãy diễn đàn xảy ra 1 số lỗi nhỏ nên bị mất bài của em, anh đã đăng lại.
 

Quảng cáo

Back
Top