C biến thiên Điện áp hiệu dụng giữa A và N bằng :

rainmeteror

Active Member
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V và tần số không đổi vào hai đầu A và B của đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tự điện có điện dung C thay đổi. Gọi N là điểm nối giữa cuộn cảm thuần và tụ điện. Các giá trị R, L,C hữu hạn và khác không. Với $C=C_1$ thì điện áp hai đầu đoạn mạch cùng pha với cường độ dòng qua mạch. Với $C=\dfrac{C_1}{2}$ thì điện áp hiệu dụng giữa A và N bằng
A. 110V
B. $220\sqrt{2}$V
C. $100\sqrt{2}$V
D. 220V
 
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V và tần số không đổi vào hai đầu A và B của đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tự điện có điện dung C thay đổi. Gọi N là điểm nối giữa cuộn cảm thuần và tụ điện. Các giá trị R, L,C hữu hạn và khác không. Với C=$C_1$ thì điện áp hai đầu đoạn mạch cùng pha với cường độ dòng qua mạch. Với C=$\dfrac{C_1}{2}$ thì điện áp hiệu dụng giữa A và N bằng
A. 110V
B. 220$\sqrt{2}$V
C. 100$\sqrt{2}$V
D. 220V
Bài làm:
Ta có:
$U_{AN}=U.\sqrt{\dfrac{R^2 + Z_{L}^2}{R^2 + (Z_{L}-Z_{C_2})^2}}$
Mà khi giảm điện dung đi 2 lần thì dung kháng của tụ tăng 2 lần:
Ta có $Z_{C_2}=2Z_{C_1}=2Z_{L}$.
Từ đo ta có $U_{AN}=220$.
Chọn $D$.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top