Tức thời Độ lớn điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở và giữa hai bản tụ bằng

sooley

Active Member
Bài toán
Đặt điện áp vào hai đầu $u=240\sqrt{2}\cos100\pi t $(V) vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp .Biết $R=60\Omega$ ,cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm $L=1,2/\pi(H)$ và tụ điện có điện dung $C=10^{-3}/6\pi (F)$.Khi điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm bằng $240V$ Thì độ lớn điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở và giữa hai bản tụ bằng
A. $240V$ và $0V$
B. $120\sqrt{2}V$ và $120\sqrt{3}V$
C. $120\sqrt{3}V$ và $120V$
D. $120V$ và $120\sqrt{3}V$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
sooley Em ấn vào nút
baitoan.png
để xem mẫu trình bày. Chẳng đọc nội quy gì cả :hell_boy:
 
$R=60 \Omega \, ,Z_L=120 \, \Omega \, , Z_C=60 \, \Omega$
$Z=60\sqrt{2} \Rightarrow U_{0R} =240$
$$\Rightarrow \tan \varphi =1$$
Nên $u_R$ chậm pha hơn $u$ góc $\dfrac{\pi}{4}$
$$\Rightarrow u_R=240$$
Và $u_C$ chậm pha hơn $u$ góc $\dfrac{3\pi}{4}$ nên $u_C=0$
Vậy chọn A. :D

p/s : dù biết làm cách này là sai nhưng vẫn chưa biết sửa ^^
Vẽ giãn đồ ra là C chứ.
 
Vẽ giãn đồ ra là C chứ.
À ừ. Mình nhìn ẩu cái số 240 ^^.
Có $U_{0L} = 480 $ nên vị trí của nó lúc này là $\dfrac{\pi}{3}$
Và $U_{0R}=240$ và $u_R$ chậm pha hơn $u_L$ góc $\dfrac{\pi}{2}$ nên vị trí của nó lúc này là $\dfrac{-\pi}{6}$ nên $u_R=240.\cos \dfrac{-\pi}{6} = 120\sqrt{3}$
Và $u_{0C}=240$ ngược pha $u_L$ nên $u_C=-120$ và độ lớn là $120$
Vậy chọn C :)
 
À ừ. Mình nhìn ẩu cái số 240 ^^.
Có $U_{0L} = 480 $ nên vị trí của nó lúc này là $\dfrac{\pi}{3}$
Và $U_{0R}=240$ và $u_R$ chậm pha hơn $u_L$ góc $\dfrac{\pi}{2}$ nên vị trí của nó lúc này là $\dfrac{-\pi}{6}$ nên $u_R=240.\cos \dfrac{-\pi}{6} = 120\sqrt{3}$
Và $u_{0C}=240$ ngược pha $u_L$ nên $u_C=-120$ và độ lớn là $120$
Vậy chọn C :)
Cái đề nên sửa là độ lớn của điện áp tức thời thì đúng hơn :)
 

Quảng cáo

Back
Top