f biến thiên Giá trị của độ tự cảm $L$ bằng

Bài toán
Đặt 1 điện áp $u=U_0\cos(\omega t)$,trong đó $U_0$ không đổi nhưng $\omega$ thay đổi được vào 2 đầu đoạn mạch gồm điện trở $R=60\Omega$, cuộn cảm thuần $L$ và tụ điện $C$ mắc nối tiếp. Khi $\omega=\omega_0$ thì cường độ dòng điện trong mạch cực đại và bằng $I_m$. Khi $\omega=\omega_1$ hoặc $\omega=\omega_2$ thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch bằng nhau và bằng $\dfrac{I_m}{2}$. Biết $\omega_2 - \omega_1 = 120\pi$. Giá trị của độ tự cảm $L$ bằng
A. $\dfrac{\sqrt{3}}{2\pi}H$
B. $\dfrac{1}{2\pi}H$
C. $\dfrac{\sqrt{3}}{4\pi}H$
D. $\dfrac{2}{\pi}H$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Đặt 1 điện áp $u=U_0\cos(\omega t)$,trong đó $U_0$ không đổi nhưng $\omega$ thay đổi được vào 2 đầu đoạn mạch gồm điện trở $R=60\Omega$, cuộn cảm thuần $L$ và tụ điện $C$ mắc nối tiếp. Khi $\omega=\omega_0$ thì cường độ dòng điện trong mạch cực đại và bằng $I_m$. Khi $\omega=\omega_1$ hoặc $\omega=\omega_2$ thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch bằng nhau và bằng $\dfrac{I_m}{2}$. Biết $\omega_2 - \omega_1 = 120\pi$. Giá trị của độ tự cảm $L$ bằng
A. $\dfrac{\sqrt{3}}{2\pi}H$
B. $\dfrac{1}{2\pi}H$
C. $\dfrac{\sqrt{3}}{4\pi}H$
D. $\dfrac{2}{\pi}H$
Bài làm:
Câu này là dạng thay số của một câu trong DHA/2012, và là một câu trong SPHN 2,2013.
Tổng quát, ta có:
$$R=\dfrac{L(\omega_1-\omega_2)}{\sqrt{n^2-1}}.$$
Với $$I_m=nI.$$
Thay số ta có đáp án $A$.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top