f biến thiên Giá trị của hệ số công suất đó là

caubebutchi

New Member
Bài toán
Cho mạch điện xoay chiều AB theo thứ tự gồm cuộn cảm thuần, điện trở và tụ điện. Gọi M là điểm ở giữa cuộn cảm và điện trở, N là điểm ở giữa điện trở và tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp $u=U\cos(\omega t+\varphi )$ Biết khi $\omega =100\pi$ thì $U_{MN}=\dfrac{U_{AN}.U_{BM}}{U_{AM}+U_{BN}}$; Khi $\omega =50\pi$ và khi $\omega =150\pi$ thì mạch có cùng hệ số công suất. Giá trị của hệ số công suất đó là
A. $0,5$
B. $0,866$
C. $0,654$
D. $0,707$
P/S: Đã sửa lại
SMOD HBD.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Cho mạch điện xoay chiều AB theo thứ tự gồm cuộn cảm thuần, điện trở và tụ điện. Gọi M là điểm ở giữa cuộn cảm và điện trở, N là điểm ở giữa điện trở và tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp $u=U\cos(\omega t+\varphi )$ Biết khi $\omega =100\pi$ thì $U_{MN}=\dfrac{U_{AN}.U_{BM}}{U_{AM}+U_{BN}}$; Khi $\omega =50\pi$ và khi $\omega =150\pi$ thì mạch có cùng hệ số công suất. Giá trị của hệ số công suất đó là
A. $0,5$
B. $0,866$
C. $0,654$
D. $0,707$
P/S: Đã sửa lại
SMOD HBD.
• Ta có $U_{MN}=\dfrac{U_{AN}.U_{BM}}{U_{AM}+U_{BN}} \Leftrightarrow U_{MN}.(U_{AM}+U_{BN})=U_{AN}.U_{BM} \Rightarrow \vec{u_{AN}} \perp \vec{u_{MB}}$
•Đến lúc này trở về bài toán quen thuộc $\cos \varphi=\sqrt{\dfrac{\omega_1.\omega_2}{\omega^2_1-\omega_1.\omega_2+\omega^2_2}}=\sqrt{\dfrac{3}{7}}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
• Ta có $U_{MN}=\dfrac{U_{AN}.U_{BM}}{U_{AM}+U_{BN}} \Leftrightarrow U_{MN}.(U_{AM}+U_{BN})=U_{AN}.U_{BM} \Rightarrow \vec{u_{AN}} \perp \vec{u_{MB}}$
•Đến lúc này trở về bài toán quen thuộc $\cos \varphi=\sqrt{\dfrac{\omega_1.\omega_2}{\omega^2_1-\omega_1.\omega_2+\omega^2_2}}=\sqrt{\dfrac{3}{7}}$
Cái công thức cuối chứng minh thế nào đấy tkvatliphothong ?
 
Cái công thức cuối chứng minh thế nào đấy tkvatliphothong ?
Mình làm thế này
•Ta có: $\begin{cases} R^2=\dfrac{L}{C} \\ \dfrac{1}{C}=L\omega_1\omega_2 \end{cases}$
•Từ đây thay vào biểu thức tính hệ số công suất
$\cos^2\varphi=\dfrac{R^2}{R^2+\left(L\omega_1-\dfrac{1}{C\omega_1} \right)}=\dfrac{L^2\omega_1\omega_2}{L^2\omega_1^2-L^2\omega_1\omega_2+L^2\omega_2^2}=\dfrac{\omega_1\omega_2}{\omega_1^2-\omega_1\omega_2+\omega_2^2}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài này nặng về toán quá, mấu chốt ở bài toán là ở chỗ $R^{2}=Z_{L}.Z_{C}$ Có nhiều cách để đi đến đây, mình thì mình dùng đại số và dẫn tới bất đẳng thức bunhiacopxki, để dấu bằng xảy ra thì có $R^{2}=Z_{L}.Z_{C}$ Đi thi gặp câu này chắc next luôn quá
 
Bài này nặng về toán quá, mấu chốt ở bài toán là ở chỗ $R^{2}=Z_{L}.Z_{C}$ Có nhiều cách để đi đến đây, mình thì mình dùng đại số và dẫn tới bất đẳng thức bunhiacopxki, để dấu bằng xảy ra thì có $R^{2}=Z_{L}.Z_{C}$ Đi thi gặp câu này chắc next luôn quá

Cách bđt của bạn rất hay, yên tâm đề đh chẳng có nhiều ba cái bài kiểu này đâu, 3-4 câu là cùng, cứ chắc lí thuyết đi. Bây h mấy cái bài này mình chả quan tâm lắm, làm cho biết thôi.

Ai có tổng hợp trắc nghiệm lí thuyết hay share mình với
 
Cách bđt của bạn rất hay, yên tâm đề đh chẳng có nhiều ba cái bài kiểu này đâu, 3-4 câu là cùng, cứ chắc lí thuyết đi. Bây h mấy cái bài này mình chả quan tâm lắm, làm cho biết thôi.

Ai có tổng hợp trắc nghiệm lí thuyết hay share mình với
Mình thấy 2 tập này hay
https://www.box.com/s/u7d1gg5b3rrazif0xy4f
http://thuvienvatly.com/download/33231
 

Quảng cáo

Back
Top