Tức thời Giá trị hiệu dụng của điện áp 2 đầu mạch ... ?

Heavenpostman

Active Member
Bài toán
Một đoạn mạch $AB$ gồm hai đoạn $AM$ và $MB$ mắc nối tiếp; đoạn $AM$ gồm điện trở thuần và cuộn cảm thuần mắc nối tiếp; đoạn $MB$ gồm một tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Người ta thấy lúc điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch $AB$ triệt tiêu thì điện áp tức thời hai đầu đoạn $AM$ cực đại và bằng $120\sqrt{2} V$; đồng thời điện áp hiệu dụng hai đầu $R$ bằng $72V$. Giá trị hiệu dụng của điện áp hai đầu đoạn mạch bằng
A. 200V
B. 150V
C. 180V
D. 90V
 
Bài toán
Một đoạn mạch $AB$ gồm hai đoạn $AM$ và $MB$ mắc nối tiếp; đoạn $AM$ gồm điện trở thuần và cuộn cảm thuần mắc nối tiếp; đoạn $MB$ gồm một tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Người ta thấy lúc điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch $AB$ triệt tiêu thì điện áp tức thời hai đầu đoạn $AM$ cực đại và bằng $120\sqrt{2} V$; đồng thời điện áp hiệu dụng hai đầu $R$ bằng $72V$. Giá trị hiệu dụng của điện áp hai đầu đoạn mạch bằng
A. 200V
B. 150V
C. 180V
D. 90V
Lời giải
Dựa vào dữ kiện Người ta thấy lúc điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch $AB$ triệt tiêu thì điện áp tức thời hai đầu đoạn $AM$ cực đại và bằng $120\sqrt{2} V$ ta kết luận được là $u_{AM} $ và $u_{AB}$ lệch pha nhau 1 góc $\dfrac{\pi}{2}$. Vẽ giản đồ vecto dạng nối tiếp ra bạn sẽ thấy là
$$\dfrac{1}{U_R^2}=\dfrac{1}{U_{AM}^2}+\dfrac{1}{U_{AB}^2}\Rightarrow U_{AB}=90V$$
 
Lời giải
Dựa vào dữ kiện Người ta thấy lúc điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch $AB$ triệt tiêu thì điện áp tức thời hai đầu đoạn $AM$ cực đại và bằng $120\sqrt{2} V$ ta kết luận được là $u_{AM} $ và $u_{AB}$ lệch pha nhau 1 góc $\dfrac{\pi}{2}$. Vẽ giản đồ vecto dạng nối tiếp ra bạn sẽ thấy là
$\dfrac{1}{U_R^2}=\dfrac{1}{U_{AM}^2}+\dfrac{1}{U_{AB}^2}$ $\Rightarrow U_{AB}=90V$
$U_{AB}$ triệt tiêu nghĩa là thế nào hở bạn ?
 
Tại sao khi $u_{AB}$ triệt tiêu, $u_{AM}$ max thì lại có $\dfrac{1}{U_R^2}=\dfrac{1}{U_{AM}^2}+\dfrac{1}{U_{AB}^2}$, Mình vẽ kái giản đồ mãi mà không ra :too_sad:
Ah, như thế này bạn nhé. Ta thấy là khi $u_{AB}$ triệt tiêu thì $u_{AM}$ cực đại thì suy ra được là $u_{AB}$ và $u_{AM}$ vuông pha với nhau. Giống như kiểu trong dao động điều hòa thì li độ và vận tốc vuông pha với nhau thì $x=0$ thì $v=v_{max}$ ấy bạn nah.
Khi mà ta đã nhận định dc là $u_{AB}$ và $u_{AM}$ vuông pha với nhau rồi thì ta tiến hành vẽ giản độ vecto như sau
MWSnap001.jpg

Một trong những hệ thức lượng trong tam giác vuông là $\dfrac{1}{h^2}=\dfrac{1}{a^2}+\dfrac{1}{b^2}$(công thức này hay dùng trong việc tình đường cao của hình chóp phải không bạn )
Từ đây mình nghĩ bạn hiểu dc rồi nhé :)
 
Ah, như thế này bạn nhé. Ta thấy là khi $u_{AB}$ triệt tiêu thì $u_{AM}$ cực đại thì suy ra được là $u_{AB}$ và $u_{AM}$ vuông pha với nhau. Giống như kiểu trong dao động điều hòa thì li độ và vận tốc vuông pha với nhau thì $x=0$ thì $v=v_{max}$ ấy bạn nah.
Khi mà ta đã nhận định dc là $u_{AB}$ và $u_{AM}$ vuông pha với nhau rồi thì ta tiến hành vẽ giản độ vecto như sau
MWSnap001.jpg
Một trong những hệ thức lượng trong tam giác vuông là $\dfrac{1}{h^2}=\dfrac{1}{a^2}+\dfrac{1}{b^2}$(công thức này hay dùng trong việc tình đường cao của hình chóp phải không bạn )
Từ đây mình nghĩ bạn hiểu dc rồi nhé :)

Bạn thật Bá Đạo ... :big_smile: Thanks nhìu nhá !
 

Quảng cáo

Back
Top