T

Trong thí nghiệm của Young, cách giữa hai khe ${{S}_{1}}{{S}_{2}}$...

Câu hỏi: Trong thí nghiệm của Young, cách giữa hai khe ${{S}_{1}}{{S}_{2}}$ là 1,2 mm. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng d và phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng $0,5\mu m.$ Nếu dời S theo phương song song với ${{S}_{1}}{{S}_{2}}$ một đoạn 2 mm thì hệ vân dịch chuyển một đoạn bằng 20 khoảng vân. Giá trị d
A. 0,24 m
B. 0,26 m
C. 2,4 m.
D. 2,6 m.
image7.jpg

Hiệu đường đi của hai sóng kết hợp tại M:
$\Delta L=\left( {{r}_{2}}+{{d}_{2}} \right)-\left( {{r}_{1}}+{{d}_{1}} \right)=\left( {{r}_{2}}-{{r}_{1}} \right)+\left( {{d}_{2}}-{{d}_{1}} \right)=\dfrac{ay}{d}+\dfrac{ax}{D}$
Tại M là vân sáng nếu $\Delta L=k\lambda $, là vân tối nếu $\Delta L=\left( m-0,5 \right)\lambda $.
$\left\{ \begin{aligned}
& v\hat{a}ns\acute{a}ng:\dfrac{ay}{d}+\dfrac{ax}{D}=k\lambda \\
& v\hat{a}nt\hat{o}i:\dfrac{ay}{d}+\dfrac{ax}{D}=\left( m-0,5 \right)\lambda \\
\end{aligned} \right.$
Vị trí vân sáng trung tâm:
$\dfrac{ay}{d}+\dfrac{a{{x}_{0}}}{D}=0.\lambda \Rightarrow {{x}_{0}}=-\dfrac{Dy}{d}$
Từ kết quả này ta có thể rút ra quy trình giải nhanh:
* Vân trung tâm cùng với toàn bộ hệ vân dịch chuyển ngược chiều với chiều dịch chuyển của khe S, sao cho vân trung tâm nằm trên đường thẳng kéo dài SI.
$\dfrac{OT}{b}=\dfrac{D}{d}\Rightarrow OT=b\dfrac{D}{d}$
$\Rightarrow 20\dfrac{\lambda D}{a}=b\dfrac{D}{d}\Rightarrow d=b\dfrac{a}{20\lambda }=\dfrac{{{2.10}^{-3}}{{.1,2.10}^{-3}}}{{{20.0,5.10}^{-6}}}=0,24\left( m \right)$
image8.jpg
.​
Đáp án A.
 

Quảng cáo

Back
Top