Hỏi trên đoạn MN, với xM =10mm, xN=30mm có bao nhiêu vạch đen của hai bức xạ trùng nhau

Hải Quân

Active Member
Bài toán
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young,$a = 1 mm ; D = 1m.$ Chiếu sáng cùng lúc vào hai khe hai bức xạ có bước sóng $\lambda _1 = 0,4µm$ và $\lambda _2 =0,56µm.$ Hỏi trên đoạn $MN,$ với $x_M =10mm, x_N=30mm$ có bao nhiêu vạch đen của hai bức xạ trùng nhau.
A. 4
B. 7
C. 6
D. 8
* Hướng dẫn cách nào dễ hiểu nhất nhé!
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young,$a = 1 mm ; D = 1m.$ Chiếu sáng cùng lúc vào hai khe hai bức xạ có bước sóng $\lambda _1 = 0,4µm$ và $\lambda _2 =0,56µm.$ Hỏi trên đoạn $MN,$ với $x_M =10mm, x_N=30mm$ có bao nhiêu vạch đen của hai bức xạ trùng nhau.
A. 4
B. 7
C. 6
D. 8
* Hướng dẫn cách nào dễ hiểu nhất nhé!
$i_1=0,4mm; i_2=0,56mm$
Vị trí trùng nhau phải thỏa mãn:
$\left(2k_1+1\right)\dfrac{i_1}{2}=\left(2k_2+1\right)\dfrac{i_2}{2}$
$\Rightarrow \dfrac{2k_1+1}{2k_2+1}=\dfrac{i_2}{i_1}=\dfrac{7}{5}$
Chọn $k_1=3; k_2=2$, vị trí trùng nhau đầu tiên là 1,4mm
Xét trong đoạn MN ta có $10\leq \left(2k+1\right)1,4\leq 30\Rightarrow 4\leq k\leq 10$
Chọn B.
 
Bài toán
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young,$a = 1 mm ; D = 1m.$ Chiếu sáng cùng lúc vào hai khe hai bức xạ có bước sóng $\lambda _1 = 0,4µm$ và $\lambda _2 =0,56µm.$ Hỏi trên đoạn $MN,$ với $x_M =10mm, x_N=30mm$ có bao nhiêu vạch đen của hai bức xạ trùng nhau.
A. 4
B. 7
C. 6
D. 8
* Hướng dẫn cách nào dễ hiểu nhất nhé!
Lời giải

Vì khoảng cách giữa 2 vân tối trùng nhau = khoảng cach giưã 2 vân sáng trùng nhau

$i_{1}=0,4mm $

Ta có $\dfrac{i_{1}}{i_{2}}=\dfrac{\lambda _{1}}{\lambda _{2}}=\dfrac{5}{7} $

$\Rightarrow$ $i_{trùng}=2,8mm $

Biểu thưc tọa độ vân tối: $x_{t}=\left(k+\dfrac{1}{2}\right)i_{\equiv } $

Xét trong đoạn MN ta có $10\leq \left(2k+1\right)1,4\leq 30$

Chọn B.

T/b: Sao 2 cách ra đáp án giống nhau nhưng khoảng vân trùng lại khác nhau nhỉ?
 
Hải Quan bạn đang tìm k/c giữa 2 vân trùng nhau liên tiếp = 2.8. Còn cách bạn đầu thì chỉ là vị trí trùng nhau đầu tiên mà 2 vân tôi sẽ trùng nhau đầu tiên có k/c bằng 1/2 k/c giữa 2 vân sáng trùng nhau đầu tiên. Kiểu như k/c giữa vân trung tâm với vân tối 1 = 1/2 k/c giữa vân trung tâm với vân sáng 1
 
$i_1=0,4mm; i_2=0,56mm$
Vị trí trùng nhau phải thỏa mãn:
$\left(2k_1+1\right)\dfrac{i_1}{2}=\left(2k_2+1\right)\dfrac{i_2}{2}$
$\Rightarrow \dfrac{2k_1+1}{2k_2+1}=\dfrac{i_2}{i_1}=\dfrac{7}{5}$
Chọn $k_1=3; k_2=2$, vị trí trùng nhau đầu tiên là 1,4mm
Xét trong đoạn MN ta có $10\leq \left(2k+1\right)1,4\leq 30\Rightarrow 4\leq k\leq 10$
Chọn B.
Mình làm gần ra giống bạn ùi nhưng còn khúc cuối, chỗ (2k+1)1,4 tại sao lại như thế, sao không là (k+0,5)1,4 mình nhớ công thức là thế mà?
 
Mình làm gần ra giống bạn ùi nhưng còn khúc cuối, chỗ (2k+1)1,4 tại sao lại như thế, sao không là (k+0,5)1,4 mình nhớ công thức là thế mà?
Tùy bài thôi bạn. Ở đây bạn coi hệ 2 vân sáng tối trùng nhau (tại vị trí trùng là 2 vân sáng hoặc 2 vân tối) là một hệ vân khác hoàn toàn có khoảng vân 2,8mm thì tọa độ các vân tối phải là (k+0,5). 2,8 tức là (2k+1). 1,4
 
Tùy bài thôi bạn. Ở đây bạn coi hệ 2 vân sáng tối trùng nhau (tại vị trí trùng là 2 vân sáng hoặc 2 vân tối) là một hệ vân khác hoàn toàn có khoảng vân 2,8mm thì tọa độ các vân tối phải là (k+0,5). 2,8 tức là (2k+1). 1,4
Khó hiểu quá bạn ơi, sao mình giải lúc đầu mình dùng công thức là (k+0,5) bây giờ muốn trùng đáp án lại phải nhân cho (2k+1)??
 

Quảng cáo

Back
Top