Mong ad và các bạn trong nhóm cho ý kiến ...

snow sky

New Member
Xin phép các thầy cô, các a chị và các bạn cho mình được có một số ý kiến về môn vật lí trong giáo dục phổ thông, mình không chắc là đúng hay sai, chỉ là ý kiến riêng của mình thôi, mọi người góp ý chân thành nhé: Mình thấy các bài điện và một số dạng toán vật lí khác bây giờ rất nhiều bài khó, hay, nhưng chỉ qua 1 số công thức giải nhanh, công thức đẹp,... thì trở nên rất dễ dàng,... mình thật sự không thích, và mình tin răng những ai yêu cái đẹp của vật lí cũng không thích. Như vậy, sẽ đánh mất đi bản chất vật lí, thậm chí cả toán học nữa,...., thi lý kiểu như là thi nhớ vậy. Và quan trọng hơn, những học sinh có tư duy tốt, nhưng do không được tiếp cận với các công thức độc sẽ trở nên yếu thế trước các bạn còn lại. Như vậy nếu cho thi những bài như vậy liệu chúng ta có chọn được những con người thực sự tài giỏi??? Dẫu biết ý kiến này chỉ là 1 chiều, và trong đề thi đại học năm ngoái, cái đẹp của vật lý vẫn được giữ gìn, nhưng mình sợ với tình trạng công thức "đẹp" càng ngày càng nhiều, nó sẽ làm "xấu" đi môn vật lý,...
 

Chuyên mục

Xin phép các thầy cô, các a chị và các bạn cho mình được có một số ý kiến về môn vật lí trong giáo dục phổ thông, mình không chắc là đúng hay sai, chỉ là ý kiến riêng của mình thôi, mọi người góp ý chân thành nhé: Mình thấy các bài điện và một số dạng toán vật lí khác bây giờ rất nhiều bài khó, hay, nhưng chỉ qua 1 số công thức giải nhanh, công thức đẹp,... thì trở nên rất dễ dàng,... mình thật sự không thích, và mình tin răng những ai yêu cái đẹp của vật lí cũng không thích. Như vậy, sẽ đánh mất đi bản chất vật lí, thậm chí cả toán học nữa,...., thi lý kiểu như là thi nhớ vậy. Và quan trọng hơn, những học sinh có tư duy tốt, nhưng do không được tiếp cận với các công thức độc sẽ trở nên yếu thế trước các bạn còn lại. Như vậy nếu cho thi những bài như vậy liệu chúng ta có chọn được những con người thực sự tài giỏi??? Dẫu biết ý kiến này chỉ là 1 chiều, và trong đề thi đại học năm ngoái, cái đẹp của vật lý vẫn được giữ gìn, nhưng mình sợ với tình trạng công thức "đẹp" càng ngày càng nhiều, nó sẽ làm "xấu" đi môn vật lý,...
Theo mình thì những bài hay và khó thật sự thì không có công thức giải nhanh mà phải hiểu bản chất mới làm được. Còn nếu có những công thức như vậy thì chia sẻ cho nhau cùng biết nhá nhá!! :-)
 
Xin phép các thầy cô, các a chị và các bạn cho mình được có một số ý kiến về môn vật lí trong giáo dục phổ thông, mình không chắc là đúng hay sai, chỉ là ý kiến riêng của mình thôi, mọi người góp ý chân thành nhé: Mình thấy các bài điện và một số dạng toán vật lí khác bây giờ rất nhiều bài khó, hay, nhưng chỉ qua 1 số công thức giải nhanh, công thức đẹp,... thì trở nên rất dễ dàng,... mình thật sự không thích, và mình tin răng những ai yêu cái đẹp của vật lí cũng không thích. Như vậy, sẽ đánh mất đi bản chất vật lí, thậm chí cả toán học nữa,...., thi lý kiểu như là thi nhớ vậy. Và quan trọng hơn, những học sinh có tư duy tốt, nhưng do không được tiếp cận với các công thức độc sẽ trở nên yếu thế trước các bạn còn lại. Như vậy nếu cho thi những bài như vậy liệu chúng ta có chọn được những con người thực sự tài giỏi??? Dẫu biết ý kiến này chỉ là 1 chiều, và trong đề thi đại học năm ngoái, cái đẹp của vật lý vẫn được giữ gìn, nhưng mình sợ với tình trạng công thức "đẹp" càng ngày càng nhiều, nó sẽ làm "xấu" đi môn vật lý,...
Những bài hay, lạ , khó chẳng sách nào viết hay cập nhật cả. Có chăng thì cũng chỉ là đi copy, sao chép, ghi nhận ý tưởng của người khác rồi viết thành sách thôi. Các bài đó không phải nghiễm nhiên được sinh ra, đó là thành quả của sự sáng tạo, tư duy và tìm tòi, muốn khai phá những cái mới mẻ, muốn có những suy nghĩ mang tính tiến bộ và tích cực.
Chẳng phải học tập là không ngừng tìm tòi, khám phá hay sao :)
Hồm trước, thầy mình cũng có đề cập trong cuộc trò chuyện của hai thầy trò rằng thầy hơi buồn vì đề vật lý ngày nay dần mất đi bản chất vật lý, những câu chốt chặn thì thiên nhiều về toán học, về mặt định lượng hơn hoặc là liên môn giữa vật lý với các môn học khác như địa lý, âm nhạc hay hóa học.
Nhưng thầy cũng đề cập rằng các bài tập đó giúp cho học sinh phát triển tư duy hơn, có các khía cạnh suy nghĩ sâu rộng hơn đối với vật lý. Chẳng thể nào bắt học sinh bù đầu với những kiến thức đậm chất lý (lấy cả lý 10 và 11 vào nhiều câu trong đề) để rồi sau này khi đỗ, đa số sẽ theo những chuyên ngành không liên quan tới lý.
Làm 1 bài vật lý, giả sử như 1 bài điện mà đậm chất toán, thậm chí là phải sử dụng các công thức, phương pháp độc mới ra đi. Nếu bạn làm theo hướng bạn không ra, không còn cách nào khác, bạn phải đoán, phải tìm mọi cách để biết được ý tưởng của người ra đề...
Đề lý có tính thực dụng như cuộc sống vậy, tôi có thể chưa nghĩ ra cách để đối phó với anh, nhưng tôi chắc chắn sẽ tìm ra cách để hạ gục anh!
 

Quảng cáo

Back
Top