Để trên đoạn MN có đúng 5 điểm dao động với biên độ cực đại thì diện tích lớn nhất của hình thang là

Hải Quân

Active Member
Bài toán
Tại mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A và B cách nhau 8cm. Cho A, B dao động điều hòa, cùng pha, theo phương vuông góc với mặt chất lỏng. Bước sóng của sóng trên mặt chất lỏng là 1cm. Gọi M, N là hai điểm thuộc mặt chất lỏng sao cho MN = 4cm và AMNB là hình thang cân. Để trên đoạn MN có đúng 5 điểm dao động với biên độ cực đại thì diện tích lớn nhất của hình thang là:
A. $18\sqrt{5}cm^2$
B. $9\sqrt{3}cm^2$
C. $9\sqrt{5}cm^2$
D. $18\sqrt{3}cm^2$
 
Bài toán
Tại mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A và B cách nhau 8cm. Cho A, B dao động điều hòa, cùng pha, theo phương vuông góc với mặt chất lỏng. Bước sóng của sóng trên mặt chất lỏng là 1cm. Gọi M, N là hai điểm thuộc mặt chất lỏng sao cho MN = 4cm và AMNB là hình thang cân. Để trên đoạn MN có đúng 5 điểm dao động với biên độ cực đại thì diện tích lớn nhất của hình thang là:
A. $18\sqrt{5}cm^2$
B. $9\sqrt{3}cm^2$
C. $9\sqrt{5}cm^2$
D. $18\sqrt{3}cm^2$
Lời giải
Theo đề: $d_{1}-d_{2}=k\lambda=\dfrac{N-1}{2}\lambda=2\lambda=2cm$
$\Leftrightarrow \sqrt{NH^{2}+HB^{2}}-\sqrt{NH^{2}+HA^{2}}=2cm$
$\Leftrightarrow \sqrt{h^{2}+6^{2}}-\sqrt{h^{2}+2^{2}}=2cm\Rightarrow h=3\sqrt{5}cm$
Diện tích hình thang $ABMN$:
$S_{ABMN}=\dfrac{1}{2}NH\left(AB+MN\right)=\dfrac{1}{2}.3\sqrt{5}.\left(8+4\right)=18\sqrt{5}cm^{2}$. Chọn A.
rsz_hinh.png
 
Lời giải
Theo đề: $d_{1}-d_{2}=k\lambda=\dfrac{N-1}{2}\lambda=2\lambda=2cm$
$\Leftrightarrow \sqrt{NH^{2}+HB^{2}}-\sqrt{NH^{2}+HA^{2}}=2cm$
$\Leftrightarrow \sqrt{h^{2}+6^{2}}-\sqrt{h^{2}+2^{2}}=2cm\Rightarrow h=3\sqrt{5}cm$
Diện tích hình thang $ABMN$:
$S_{ABMN}=\dfrac{1}{2}NH\left(AB+MN\right)=\dfrac{1}{2}.3\sqrt{5}.\left(8+4\right)=18\sqrt{5}cm^{2}$. Chọn A.
rsz_hinh.png
* Bạn ơi! Bạn có thể giải thích cho mình tại sao để bài lại cho cân không?
 

Quảng cáo

Back
Top