Ở thời điểm mà M có động năng bằng thế năng, tỷ số động năng của M và động năng của N là ?

Bài toán
Hai chất điểm M và N có cùng khối lượng, dao động điều hòa cùng tần số dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị Trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua góc tọa độ và vuông góc với trục Ox. Biên độ của M là 6cm, của N là 8cm. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa M và N theo phương Ox là 10cm. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Ở thời điểm mà M có động năng bằng thế năng, tỷ số động năng của M và động năng của N là
A. 4/3
B. 3/4
C. 9/16
D. 16/9
một bài khá độc :3
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Hai chất điểm M và N có cùng khối lượng, dao động điều hòa cùng tần số dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị Trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua góc tọa độ và vuông góc với trục Ox. Biên độ của M là 6cm, của N là 8cm. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa M và N theo phương Ox là 10cm. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Ở thời điểm mà M có động năng bằng thế năng, tỷ số động năng của M và động năng của N là
A. 4/3
B. 3/4
C. 9/16
D. 16/9
một bài khá độc :3
Lời giải
Vẽ 2 đường tròn đồng tâm bk OM=8cm, ON=6cm.
Khoảng cách lớn nhất khi MN có phương ngang $ \Rightarrow 6^2+8^2=10^2 \Rightarrow $ góc giữa OM và ON luôn là $90^0$ khi ${W_đ}_M={W_t}_M \Rightarrow {W_{đ}}_M=\dfrac{1}{2}.\dfrac{kA_1^2}{2}$ lúc này giả sử OM có góc $45^0$ thì ON có góc $45^0+90^0=135^0$(chú ý lúc này MN không nằm ngang nữa đâu nhé nhưng góc giữa OM và ON luôn là $90^0$ trong suốt quá trình vì chúng cùng tần số). Khi đó ${W_đ}_N=\dfrac{1}{2}.\dfrac{kA_2^2}{2}$
$ \Rightarrow \dfrac{{W_đ}_M}{{W_đ}_N}=\left(\dfrac{A_1}{A_2}\right)^2=\dfrac{16}{9}$
Chọn D.
 
Lời giải
Vẽ 2 đường tròn đồng tâm bk OM=8cm, ON=6cm.
Khoảng cách lớn nhất khi MN có phương ngang $ \Rightarrow 6^2+8^2=10^2 \Rightarrow $ góc giữa OM và ON luôn là $90^0$ khi ${W_đ}_M={W_t}_M \Rightarrow {W_{đ}}_M=\dfrac{1}{2}.\dfrac{kA_1^2}{2}$ lúc này giả sử OM có góc $45^0$ thì ON có góc $45^0+90^0=135^0$(chú ý lúc này MN không nằm ngang nữa đâu nhé nhưng góc giữa OM và ON luôn là $90^0$ trong suốt quá trình vì chúng cùng tần số). Khi đó
$ \Rightarrow \dfrac{{W_đ}_M}{{W_đ}_N}=\left(\dfrac{A_1}{A_2}\right)^2=\dfrac{16}{9}$
Chọn D.
Bài giải hay nhưng cũng có nhầm một số chỗ:
bài này OM=6cm, ON mới bằng 8 cm và cái ${W_đ}_N=\dfrac{1}{2}.\dfrac{kA_2^2}{2}$ chứ không phải là A1 nhé
 

Quảng cáo

Back
Top