Vật dẫn và điện môi trong điện trường

lilac

Member
Bài toán
1. Nếu ta đưa 1 đũa thủy tinh đã nhiễm điện lại gần đầu 1 thanh kim loại thì electron tụ tập tại 1 đầu thanh. Tại sao chuyển động electron ngừng lại mặc dù thanh kim loại có rất nhiều electron?
2. Ta chạm 1 vât dẫn mang điện A vào mặt 1 vật dẫn B cách điện với các vật khác. Vật A có nhường toàn bộ điện tích cho B không? Tại sao?
Muốn A nhường toàn bộ điện tích cho vật dẫn B thì phải làm thế nào?
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Chuyên mục

1. Nếu ta đưa 1 đũa thủy tinh đã nhiễm điện lại gần đầu 1 thanh kim loại thì electron tụ tập tại 1 đầu thanh. Tại sao chuyển động electron ngừng lại mặc dù thanh kim loại có rất nhiều electron?
2. Ta chạm 1 vât dẫn mang điện A vào mặt 1 vật dẫn B cách điện với các vật khác. Vật A có nhường toàn bộ điện tích cho B không? Tại sao?
Muốn A nhường toàn bộ điện tích cho vật dẫn B thì phải làm thế nào?
Lời giải

Câu 1. Do hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng khi cân bằng electron dồn về 1 đầu đầu còn lại của thanh kim loại nhiễm điện dương.
Câu 2. Vật A không nhường hết cho vật B mà điện tích chia đôi $q=\dfrac{q_A+q_B}{2}$
Muốn A nhường hết cho B ta phải để A chạm vào B sau đó đưa vật nhiễm điện C lại gần sao cho A, B, C thẳng hàng. Giả sử A nhiễm điện âm thì vật C phải nhiễm điện dương đặt đối xứng A qua B. Khi đó do hưởng ứng toàn bộ điện tích của A sẽ truyền sang B sau đó tách A, B ra thì toàn bộ e sẽ truyền sang B.
 
Câu 1: Thực ra electron không hề ngưng lai mà chuyên động không ngừng chỉ la chúng chỉ chuyển đông quanh vị trí đầu thanh do hiện tượng hưởng ứng
Câu 2:Vật A không nhường hết cho vật B nhưng cũng không chia đôi như của minhtangv đã nói (chỉ chia đôi khi hai điện tích là hai khối cầu đồng chất và cùng kích thước) mà chia điện tích phụ thuộc vào kích thước và chất liệu điện tích
Còn lai thì đúng như minhtangv nói
 

Quảng cáo

Back
Top