Hỏi về công thức liên hệ giữa trọng lực và vận tốc?

K3v1n

New Member
Câu hỏi
Như trong các hiện tượng của đời sống, ví dụ như đi xe qua vũng bùn ở tốc độ cao sẽ ít bị lún hơn, hay các võ sư thiếu lâm đi khinh công trên mặt chiếu trên hồ nước cũng vậy... các thầy các bạn có thể giải thích hiện tượng này được không, phải chăng đã có sự thay đổi trọng lượng khi chuyển động ở vận tốc cao?

Dĩ nhiên điều này có thể giải thích thông qua thuyết tương đối, nhưng các thầy các bạn có nghĩ khối lượng có thể thay đổi đến mức đó không ạ?

Nếu có thể các thầy các bạn cho em công thức liên hệ giữa 2 yếu tố đó không ạ?
Ứng dụng: Để tính toán 1 chiếc xe có thể băng ngang sông với vận tốc tối thiểu bao nhiêu? Xe lửa, tàu cao tốc đi với vận tốc bao nhiêu sẽ tối ưu chi phí nhất....

Smile =.=
 

Chuyên mục

Theo mình thì đúng là tốc độ quyết định việc chạy trên tấm cót trải trên mặt hồ nhưng là thời gian tiếp xúc cực nhỏ chứ không phải tốc độ chạy theo phương ngang vì nếu là James Bond chạy cũng vẫn chìm thôi!$\Delta P=F.\Delta t$ do $\Delta t$ rất nhỏ $ \Rightarrow \Delta P$ nhỏ, động lượng của cót(chiếu) biến thiên ít nên chưa kịp chìm... mà vấn đề này còn liên quan đến khí công khinh công nữa.. Vật lý nhiều khi không giải thích được.. Ví dụ có võ sư Việt mình để 4 quả bóng bay rồi đặt tấm ván mỏng sau đó vận khi công đứng lên trên được mà bóng bay không bị bể...
Còn ô tô, xe máy... chạy nhanh hay chậm khối lượng không đổi nhá.. Vẫn lún như thường nha bạn.. Không tin bạn cứ xách xe máy chạy thiệt nhanh từ trên bờ rồi lao thẳng xuống sình... haha... hậu quả ra sao sẽ rõ :))
Thực ra có trường hợp áp lực lên mặt đỡ phụ thuộc vào vận tốc! Ấy là khi xe chạy trên mặt cầu cong vồng lên hoặc lõm xuống. Trường hợp vồng lên: $N=P-\dfrac{mv^2}{R}<P$. Khi đó v càng tăng thì N càng giảm.
PS: em nói "mấy thầy" đừng nói "các thầy" vì "các thầy" là..."cầy thác" mà "cầy thác" là...!?=))
 
Last edited:
Câu hỏi
Như trong các hiện tượng của đời sống, ví dụ như đi xe qua vũng bùn ở tốc độ cao sẽ ít bị lún hơn, hay các võ sư thiếu lâm đi khinh công trên mặt chiếu trên hồ nước cũng vậy... các thầy các bạn có thể giải thích hiện tượng này được không, phải chăng đã có sự thay đổi trọng lượng khi chuyển động ở vận tốc cao?

Dĩ nhiên điều này có thể giải thích thông qua thuyết tương đối, nhưng các thầy các bạn có nghĩ khối lượng có thể thay đổi đến mức đó không ạ?

Nếu có thể các thầy các bạn cho em công thức liên hệ giữa 2 yếu tố đó không ạ?
Ứng dụng: Để tính toán 1 chiếc xe có thể băng ngang sông với vận tốc tối thiểu bao nhiêu? Xe lửa, tàu cao tốc đi với vận tốc bao nhiêu sẽ tối ưu chi phí nhất....

Smile =.=
Theo mình thì đúng là tốc độ quyết định việc chạy trên tấm cót trải trên mặt hồ nhưng là thời gian tiếp xúc cực nhỏ chứ không phải tốc độ chạy theo phương ngang vì nếu là James Bond chạy cũng vẫn chìm thôi!$\Delta P=F.\Delta t$ do $\Delta t$ rất nhỏ $ \Rightarrow \Delta P$ nhỏ, động lượng của cót(chiếu) biến thiên ít nên chưa kịp chìm... mà vấn đề này còn liên quan đến khí công khinh công nữa.. Vật lý nhiều khi không giải thích được.. Ví dụ có võ sư Việt mình để 4 quả bóng bay rồi đặt tấm ván mỏng sau đó vận khi công đứng lên trên được mà bóng bay không bị bể...
Còn ô tô, xe máy... chạy nhanh hay chậm khối lượng không đổi nhá.. Vẫn lún như thường nha bạn.. Không tin bạn cứ xách xe máy chạy thiệt nhanh từ trên bờ rồi lao thẳng xuống sình... haha... hậu quả ra sao sẽ rõ :))
Thực ra có trường hợp áp lực lên mặt đỡ phụ thuộc vào vận tốc! Ấy là khi xe chạy trên mặt cầu cong vồng lên hoặc lõm xuống. Trường hợp vồng lên: $N=P-\dfrac{mv^2}{R}<P$. Khi đó v càng tăng thì N càng giảm.
PS: em nói "mấy thầy" đừng nói "các thầy" vì "các thầy" là..."cầy thác" mà "cầy thác" là...!?=))

Bởi vì bản thân nước và bùn đều có sức căng bề mặt, chính lực căng này kết hợp với lực theo phương ngang đủ lớn và nhanh(kể đến vận tốc) làm cho tổng lực tổng cộng lớn hơn trọng lực....
Đó là một cách giải thích khi chỉ xét ba lực cơ bản nhất
 

Quảng cáo

Back
Top