Tính độ giảm thế năng trong dao động tắt dần

hohoangviet

Super Moderator
Super Moderator
Bài toán
Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng $2 \ \text{N}/\text{m}$ và vật nhỏ có khối lượng $40 \ \text{g}$, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là $0,1$. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị giãn $20 \ \text{cm}$ rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần, lấy $g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$. Kể từ lúc đầu cho đến khi thời điểm tốc độ của vật bắt đầu giảm, thế năng của con lắc đã giảm một lượng bằng? . Vận tốc vật bắt đầu giảm là ngay sau $V_{max } $
A. 93,6(mJ)
B. 39,6(mJ)
C. 8,32(mJ)
D. 50,12(mJ)
 
hohoangviet đã viết:
Bài toán
Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng $2 \ \text{N}/\text{m}$ và vật nhỏ có khối lượng $40 \ \text{g}$, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là $0,1$. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị giãn $20 \ \text{cm}$ rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần, lấy $g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$. Kể từ lúc đầu cho đến khi thời điểm tốc độ của vật bắt đầu giảm, thế năng của con lắc đã giảm một lượng bằng? . Vận tốc vật bắt đầu giảm là ngay sau $V_{max } $
A. 93,6(mJ)
B. 39,6(mJ)
C. 8,32(mJ)
D. 50,12(mJ)

Chọn gốc tọa độ tại vị trí lò xo không bị giãn
Ta có thế năng ban đầu của vật là $\dfrac{K.A_0^2}{2}=A_0^2$
Khi vị trí $x=\dfrac{\mu.m.g}{K}=0,02 \left(m\right)$, thế năng lúc này là $\dfrac{K.x^2}{2}=x^2$
$\Rightarrow$ Độ giảm thế năng là $0,2^2-0,02^2=0.0396 \left(J\right) = 39,6\left(mJ\right)$ .

$\boxed{Chọn B}$
 

Quảng cáo

Back
Top