Kể từ thời điểm ban đầu thì sau thời gian bằng bao nhiêu chu kì vật qua VTCB lần thứ 2011?

LOVELY

New Member
Bài toán
Một vật dao động điều hòa theo pt: x = Acos(wt + pi/3), chu kì T. Kể từ thời điểm ban đầu thì sau thời gian bằng bao nhiêu chu kì vật qua VTCB lần thứ 2011?
 
Bài 3. Một vật dao động điều hòa theo pt: x = Acos(wt + pi/3), chu kì T. Kể từ thời điểm ban đầu thì sau thời gian bằng bao nhiêu chu kì vật qua VTCB lần thứ 2011?
Ta có chu kỳ của vật $T=\dfrac{2\pi }{\omega }~s$
Trong một chu kỳ vật đi qua vị trí cân bằng $2$ lần.
Lại có: $2011=1005.2+1$.
Thời gian vật đi qua vị trí cân bằng $1005.2=2010$ lần là $1005T$.
Thời gian vật đi qua $1$ lần còn lại là:
$$\Delta t= \dfrac{ \Delta \phi}{\omega }=\dfrac{ \dfrac{\pi }{6}}{\dfrac{2 \pi }{T}}=\dfrac{T}{12}$$
Vật thời gian cần tìm là $1005T+\dfrac{T}{12}=\dfrac{12061T}{12}$.

PS: Cái này dùng trục phân bố thời gian tính rất nhanh!
 
Ta có chu kỳ của vật $T=\dfrac{2\pi }{\omega }~s$
Trong một chu kỳ vật đi qua vị trí cân bằng $2$ lần.
Lại có: $2011=1005.2+1$.
Thời gian vật đi qua vị trí cân bằng $1005.2=2010$ lần là $1005T$.
Thời gian vật đi qua $1$ lần còn lại là:
$$\Delta t= \dfrac{ \Delta \phi}{\omega }=\dfrac{ \dfrac{\pi }{6}}{\dfrac{2 \pi }{T}}=\dfrac{T}{12}$$
Vật thời gian cần tìm là $1005T+\dfrac{T}{12}=\dfrac{12061T}{12}$.

PS: Cái này dùng trục phân bố thời gian tính rất nhanh!
Anh có thể giải thích rõ hơn cho em chỗ thời gian vật đi qua một lần còn lại được không, em cũng mới học nên hơi chậm....
 
Anh có thể giải thích rõ hơn cho em chỗ thời gian vật đi qua một lần còn lại được không, em cũng mới học nên hơi chậm....
Em vẽ đường tròn là thấy ngay! Pha ban đầu là $\dfrac{\pi }{3}$ do vậy khi qua vị trí cân bằng lần cuối góc quay sẽ là $\dfrac{\pi }{2}-\dfrac{\pi }{3}=\dfrac{\pi }{6}$
 

Quảng cáo

Back
Top