Tức thời Điện áp cực đại giữa hai đầu đoạn mạch là

__Black_Cat____!

Well-Known Member
Bài toán
Đặt một điện áp xoay chiều $u=U_o\cos \omega t$(V) vào mạch RLC nối tiếp. Tại thời điểm $t_1$ các giá trị tức thời là $u_L=-10\sqrt{3}(V);u_C=30\sqrt{3}(V);u_R=15(V)$. Tại thời điểm $t_2$ các giá trị tức thời là $u_P=20(V);u_C=-60(V); u_R=0(V)$.
Điện áp cực đại giữa hai đầu đoạn mạch là:
A. $40V$
B. $50V$
C. $60V$
D. $40\sqrt{3}V$
 
Mấy bài như thế này không giải chung là lập $\left(\dfrac{u_R}{U_{oR}} \right)^2 + \left(\dfrac{u_{LC}}{U_{oLC}}\right)^2=1$
Nhưng tớ chẳng bao giờ làm vậy cả. Thấy mấy điểm mấu chốt về bài toán này là thường cho $t_1$ và $t_2$ vuông pha nhau nên tớ suy ra luôn $u_L=20 , u_C = 60 , u_R=30$ Suy ra $u = 50$ (V)
 
Bài toán
Đặt một điện áp xoay chiều $u=U_o\cos \omega t$(V) vào mạch RLC nối tiếp. Tại thời điểm $t_1$ các giá trị tức thời là $u_L=-10\sqrt{3}(V);u_C=30\sqrt{3}(V);u_R=15(V)$. Tại thời điểm $t_2$ các giá trị tức thời là $u_P=20(V);u_C=-60(V); u_R=0(V)$.
Điện áp cực đại giữa hai đầu đoạn mạch là:
A. $40V$
B. $50V$
C. $60V$
D. $40\sqrt{3}V$
Thời điểm $t_2$ có $u_L=U_{Lo};u_C=U_{Co}$ (xét về độ lớn)
thật vậy: thời điểm $t_2$ gọi $u_{R}=R.I_o.\cos\varphi _2=0\Rightarrow \varphi _2=\dfrac{\pi }{2}$ (ta chọn lấy 1 giá trị bất kì của $\varphi _2$ sao cho $u_R=0$)
khi đó $u_{L}=Z_L.I_o.\cos(\dfrac{\pi }{2}+\dfrac{\pi }{2})=-Z_L.I_o=-U_{Lo}$
còn $u_{C}=Z_C.I_o.\cos(\dfrac{\pi }{2}-\dfrac{\pi }{2})=Z_C.I_o=-U_{Co}$

Thời điểm $t_1$: $u_{R}=R.I_o.\cos\varphi _1=U_{Ro}.\cos\varphi _1=15$;
$u_{L}=Z_L.I_o.\cos(\varphi _2+\dfrac{\pi }{2})=20\cos(\varphi _2+\dfrac{\pi }{2})=-10\sqrt{3}$
$u_{C}=Z_C.I_o.\cos(\varphi _2-\dfrac{\pi }{2})=60\cos(\varphi _2-\dfrac{\pi }{2})=30\sqrt{3}$
suy ra ta chọn được 1 giá trị $\varphi _1=\dfrac{\pi }{3}\Rightarrow u_{Ro}=30V$
Có $U_{Lo}=20V;U_{Co}=60V;U_{Ro}=30V=>U_o=50V$
Chọn B.
p/s: xong rồi đó mèo đen :D.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top